Hơn 30 năm với nghề, có những lúc tưởng như gục ngã nhưng rồi bằng niềm tin và nghị lực phi thường, anh vẫn kiên trì bám trụ với công việc cứu người của mình, cùng tâm niệm: “nếu ai cũng s𝕴ợ lây bệnh mà không làm thì ai sẽ là người cứu chữa, chăm sóc cho người bệnh”.
Ngày 27/4/2004 có lẽ đã trở thành ngày mà bác sĩ Quang không bao giờ quên. Khi đang chuẩn bị chương trình văn nghệ cho đợt khánh thành cơ sở mới của bệnh viện thì anh có triệu chứng sốt, nᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhức đầu mấy ngày liền. Linh cảm nghề nghiệp cho anh biết mình đang bất ổn, anh yêu cầu các đồng nghiệp chọc nước não tủy để thăm dò bệnh.
“Lúc đầu không bác sĩ nào chịu làm, cứ nghĩ tôi chỉ cảm sốt thông thườnꦛg vì triệu chứng đầꦐy đủ của lao màng não thường là sốt, nhức đầu, táo bón, nôn. Cuối cùng kết quả cho đã thấy tôi bị lao cả màng não lẫn tiểu não, và nghiêm trọng hơn lại là dạng kháng thuốc. Đây là thể bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nếu giữ được mạng sống thì cũng để lại nhiều di chứng như sống thực vật, mắt lác, tổn thương thần kinh…”, bác sĩ Quang nhớ lại.
Ròng rã hai năm trời với những công thức điều trị đặc hiệu cùng vô số những khó khăn, gian khổ, có lúc bác sĩ Quang tưởng chừng không thể vượt qua được. Đó là những tháng ngày anh quằn quại với các cơn nhức đầu, chóng mặt, triền miên trong những đêm dài mất ngủ, liên tục nôn ói. Bên cạnh đó chân của anh cũng yếu hẳn, không thể đi lại được. Nhiều người thân, bạn bè đến thăm, rớt nước mắt ái ngại cho tình cảnh mong m🥂anh của anh, không ai nghĩ anh lại dính phải thể lao quá nặng như vậy. Các bác sĩ đồng nghiệp đôn đáo tìm những loại thuốc uống, thuốc chích mạnh nhất, hiệu quả nhất, sát cánh cùng anh chiến đấu với bệnh tật.
Thời điểm bác sĩ Quang ngã bệnh, vợ anh đang làm giáo viên với mức thu nhập ít ỏi cũng phải xin nghỉ việc để chăm sóc chồng, vừa chăm lo hai đứa con còn quá nhỏ. Giữa bốn bức tường bệnh tật, giữa những ℱcơn đau hành hạ không dứt cùng bao bộn bề, lo nghĩ, anh càng cảm thương và thấu hiểu sâu sắc hơn cho những bệnh nhân mình từng điều trị. Chính sự đồng cảm này đã khiến anh kiên quyết trở lại với nghề ngay khi vừa khỏi bệnh, không chịu chuyển công tác hay nghỉ hưu mà tiếp tục đồng hành cùng các bệnh nhân của mình.
“Khi tôi bệnh thì đồng nghiệp quan tâm, sẻ chia, thậm chí có người tận tình giúp đỡ đến từng hũ đường, lọ mắm, nhưng đến khi mình hết bệnh xi༺n trở lại làm việc thì ai cũng ái ngại. Mọi người khuyên tôi nghỉ dưỡng sức, một phần vì lo cho sức khỏe của tôi, một phần vì ngại tô🎉i không thể đảm đương được công việc nặng nhọc ở phòng khám với nguy cơ lây nhiễm trở lại. Tôi phải làm đơn tự chịu trách nhiệm về sức khỏe bản thân và được phân làm công việc siêu âm, hàng ngày tiếp xúc, chẩn đoán hàng trăm lượt bệnh”, bác sĩ Quang chia sẻ.
Mặc dù đôi chân vẫn còn yếu, việc đi 🎃lại còn khó khăn do di chứng của bệnh, hằng ngày phải đi xe ôm đi làm nhưng anh vẫn đều đặn đứng ra tổ chức và tham gia các chuyến khám bệnh từ thiện, về các vùng quê, các địa phương còn nhiều khó khăn.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện rời bỏ nghề. Từ khi chọn nghề tôi đã biết trước𒈔 những nguy cơ mình phải đối mặt. Không ai dễ dàng từ bỏ những lựa chọn ban đầu của mình, nhất là khi đó là những lựa 𓂃chọn có căn cứ”, bác sĩ Quang tâm niệm.
Tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, nơi đầu não tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân lao ở thể nặng, phức tạp của khu vực phía Nam, không ít những bác sĩ, nhân viên bệnh viện phải trải qua nhiều lần nhiễm bệnh. Có người vừa điều trị dứt đợt bệnh này thì lại không may nhiễm đợt bệnh khác nhưng vẫn kiên trì sống trọn lòng với nghề, tận tâm cứu chữa người bệnh. Chính những lần nhiễ☂m bệnh càng giúp cho các họ thông cảm, sẻ chia hơn với bệnh nhân, thấu hiểu hơn những nỗi đau mà hằng ngày, hàng giờ người bệnh phải đối mặt.
Bác sĩ Trần Ngọc Bửu, trưởng phòng chỉ đạo tuyến của bệnh viện cho biết, do đặc thù bệnh lao là căn bệnh xã hội nên công việc của các bác sĩ rất nhiều. Bệnh viện vừa phải lo điều trị trực tiếp cho bệnh nhân, vừa phải triển khai các chương trình phòng chống lao ở mạng lưới cơ sở. Một bộ phận các bác sĩ phải đến các tuyến quận huyện để thiết lập, duy trì việc khám chữa bệnh cho b💝ệnh nhân, đảm bảo cho mạng lưới cơ sở vận hành suôn sẻ.
Theo bác sĩ Bửu, phác đồ điều trị lao hiện nay thường kéo dài 6-8 tháng (với thể lao bình thường) hoặc 18-24 tháng (với trường hợp lao kháng thuốc). Trong thời gian này, ngày nào bệnh nhân cũnꦓg phải sử dụng rất nhiều thuốc với nhiều tác dụng phụ không mong muốn, nếu bỏ dở điều trị sẽ thì bệnh sẽ chuyển bi🌄ến xấu, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao.
“Bên cạnh việc cung cấp đủ thuốc men thì việc đến tận nhà người dân để tư vấn, giúp người bệnh hiểu được cơ chế lây truyền, biết tự chữa bệnh… là rất quan trọng, do đó nguy cơ bị lây nhiễm bệnh của bác sĩ, nhân viên y tế là rất lớn”,๊ bꦡác sĩ Bửu cho biết.
Không muốn nói nhiều về bản thân, bác sĩ Quang cũng 💫như nhiều bác sĩ đang ngày đêm âm thầm sát cánh bên bệnh nhân lao đều cho rằng công việc của mình, những điều mình đang làm chỉ là điều bình thường, là trách nhiệm của một thầy thuốc. "Sinh nghề tử ng♉hiệp”, với nhiều bác sĩ, nó không còn mang ý nghĩa đơn giản là chết vì nghề mà là được sống cùng nghề, gắn bó trọn vẹn với nghề.
Lê Phương