VNExpress

Những bài học từ trận hòa Thái Lan

Sau những tranh cãi và khen chê, giờ là lúc HLV Park Hang-seo và các cộng sự phải nghiên cứu thật kỹ trận hòa trong thế thua Thái Lan để biết đâu là những hạn chế và tìm ra cách khắc phục.

Hạn chế lớn nhất, cũng là vấn đề được nhắc tới khá nhiều: Việt Nam thiếu những bài bản tấn công mang tính chủ động. Trước Thái Lan, HLV Park lộ rõ ý đồ đánh phủ đầu khi yêu cầu các cầu thủ Việt Nam tr🦄àn sang gây sức ép ngay trên phần sân của đối thủ. HLV người Hàn Quốc rõ ràng muốn nhân lúc Thái Lan chưa ổn định đội ngũ để ghi bàn và rút về triển khai 💮thế trận phòng ngự phản công quen thuộc. Việc có đông cầu thủ bên phần sân của Thái Lan không chỉ giúp Việt Nam tạo được sức ép lớn, mà còn có nhiều cơ hội đoạt lại bóng trong lúc đối phương đang cố gắng chuyển trạng thái (gegen-pressing).

Tuy nhiên, Thái Lan rõ ràng đã lường trước tình huống. Sau một chút bối rối ban đầu, đội khách nhanh chóng tổ chức 🧸lại đội ngũ và đẩy các cầu thủ Việt Nam ra xa khung thành của họ. Lúc này, Việt Nam chỉ có thể tạo ra cơ hội nếu tổ chức được những miếng đánh hiệu quả. Liên quan tới nhận định này, cần phải tách bạch thành hai ý: Thứ nhất, Việt Nam có miếng đánh n👍ào không? Và thứ hai, những miếng đánh đó, nếu có, có hiệu quả không?

Quan sát cách chơi của Việt Nam trước Thái Lan, có thể thấy ông Park có hai bài bản tấn công chính. Và cả hai đều là những miếng đánh trực diện, với ý đồ tấn công vào khoảng trống sau lưng hệ thống phòng ngự của Thái Lan. Một trong đó là sử dụng những đường chuyền dài nhắm vào vị trí của Tiến Linh, như trong tình huống dưới đây:

Trong tình huống này, khi Tiến Linh di chuyển tới vị trí bóng, anh đã lôi kéo theo một trung vệ của Thái Lan. Cũng có nghĩa là sau lưng Tiến Linh, cũng là vị trí mà trung vệ của Thái Lan bỏ lại, sẽ có khoảng trống. Theo đúng ý đồ, Linh sẽ♉ đánh đầu ngược để nhả quả bóng vào khoảng trống này cho các đồng đội, thường là Văn Toàn, khai thác. Thế nên mỗi khi các hậu vệ chuﷺyền lên cho Tiến Linh, Toàn thường rất nhanh di chuyển vào khu vực sau lưng tiền đạo của Bình Dương.

Tuy nhiên, bài tấn công này thiếu hiệu quả. Nó đòi hỏi quá nhiều điề♏u kiện để có thể thành công, mà không phải lúc nào Việt Nam cũng có thể thỏa mãn được một cách chủ động: đội hình Thái Lan phải bị kéo lên cao, bóng phải đưa được tới chỗ Tiến Linh, Tiến Linh phải thắng trong pha tranh chấp với trung vệ đối phương, đưa được bóng vào khoảng trống, và đồng đội của anh khai thác được. Thực tế, như trong pha bóng trên, Tiến Linh đã làm tốt nhiệm vụ của mình, Văn Toàn đã có thể tăng tốc, nhưng cuối cùng vẫn không thể vượt qua được hậu vệ của Thái Lan để đưa bóng tới khung thành.

Một bài tấn công khác là đánh vào khoảng cách giữa hậu vệ trái của Thái Lan, Theerathon, và trung vệ lệch trái của họ. Trong lối chơi của Thái Lan, Theeranthon thường xuyên rời vị trí, hoặc là dâng cao trong những pha tấn cô🐬ng ở cánh, hoặc là vào trung lộ để tham gia triển khai bóng như một tiền vệ trung tâm. Việt Nam đã tạo được một số tình huống sóng gió từ bài tấn công này. Cơ hội tốt nhất - Văn Toàn bắt vô-lê vọt xà trong hiệp hai - cũng đến sau một tình huống Trọng Hoàng chuyền bóng qua đầu Theerathon cho ⭕Quang Hải băng xuống:

Nhưng nhìn chung, cả hai bài bản tấn công mà Việt Nam đã sử dụng trong trận đấu với Thái Lan đều không phải những mảng miếng ổn định. Bởi tính chất của những đường chuyền bổng luôn khó lường với đội tấn công, trong khi lại dễ đoán với đội phòng ngự. Việt Nam cũng không đủ quân số để tranh chấp bóng hai, nên khi nỗ lực ban đầu không thành công chúng ta cũng để mất luôn quyền kiểm soát bóng. Việc không có nổi pha sút bóng🦩 trúng khung thàn⛦h nào trong suốt cả trận đấu là bằng chứng tố cáo sự kém hiệu quả trong những pha lên bóng của🥂 đội tuyển.

Đây rõ ràng là một bước lùi lớn so với các giải đấu trước. Cả ở AFF Cup 2018 lẫn Asian Cup 2019, dù là trước những đối thủ lớn như Nhật Bản, đội bóng của HLV Park vẫn có thể tổ chức được những pha lên bóng khá bài bản, dựa vào việc khai thác những cầu thủ "cây kim" - những tiền vệ tấn công nhỏ con nhưng có khả năng xoay xở tốt, hoạt động trong khoảng hẹp giữa các tuyến của đối phương. Việc thiếu vắng Văn Đức, và Công Phượng không có phong độ tốt, có thể là nguyên nhân.

Một vấn đề khác, cũng không mới: Việt Nam ngại những đội bóng chơi kiểm soát với ý đồ khai thác khoảng trống giữa các tuyến. Ở Asian Cup 2019 là Nhật Bản và bây giờ là Thái Lan, trùng hợp là do một HLV người Nhật dẫn dắt. Điểm chung của hai đội bóng này là các cầu thủ của họ rất linh hoạt về mặt vị trí, luôn cố gắng tạo ra những tình huống nhiều đánh ít ở những khu vực mà họ muốn ꧂kiểm soát, để từ đó đưa trái bóng lên phía trên, vào những khoảng trống giữa các tuyến và các vị trí của Việt Nam.

Trên đây là một pha dàn xếp triển khai bóng khá điển hình của Thái Lan ở trận gặp Việt Nam. Khi có bóng ở sân nhà, một trong số các tiền vệ trung tâm của họ, trong trường hợp này là số 4 - Sarach Yooyen, sẽ lùi xuống chơi gần như ngang hàng với hai trung vệ. Cách bố trí này có hai mục đích. Thứ nhất, Thái Lan có thể dễ dàng vượt qua lớp pressing đầu tiên của Việt Nam, và có nhiều lựa chọn để phát triển bóng. Thứ hai, trong trường hợp tổ chức lên bóng bất thành, họ vẫn có ba cầu thủ làm nhiệm vụ phòng ngự, sẵn sàng đối phó với 🐠những pha phản công của Việt Nam.

Trong cách bố trí như thế, mục đích cuối cùng của Thái Lan là đưa bóng vào khoảng trống giữa hàng phòng ngự và hàng tiền vệ của Việt Nam. Trước hết, họ cần 🥂khoảng trống ấy đủ lớn để có thể khai thác. Để làm được điều này, Thái Lan vừa tìm cách ghim các hậu vệ của Việt Nam xuống thấp (bằng sự hiện diện của các cầu thủ tấn công, hoặc bằng những pha di chuyển lôi kéo kiểu "chim mồi"), vừa cố gắng kéo các tiền vệ của Việt Nam lên cao. Khi khoảng trống xuất hiện, Thái Lan sẽ cố gắng khai thác bằng những đường chuyền xuyên tuyến từ hàng thủ lên hàng công.

Trong tình huống trên, có thể thấy là hai tiền vệ trung tâm của Thái Lan cố gắng kéo hai tiền vệ trung tâm của Việt Nam là Hùng Dũng và Tuấn Anh về phía họ để mở ra những lộ chuyền bóng cho các cầu thủ đang triển khai. Trong trường hợp không thành công, Thái Lan có thể đưa bóng ra hai biên, và từ đây trả ngược lại vào trung lộ. Đây là cách chơi thực sự khó chịu, liên tục đặt ra những câu hỏi cho các cầu t🌱hủ của chúng ta. Việt Nam rõ ràng cảm thấy thoải mái hơn khi đối đầu với những đội bóng tấn công ở bên ngoài khối phòng ngự, kiểu các đội bóng Tây Á điển hình.

Cách chơi kiểm soát, dựa trên những pha lên bóng ổn định của Thái Lan, còn gây ra một vấn đề lớn khác: Việt Nam không thể phản công. Nhờ việc đẩy cao được đội hình, có đủ người và những người này có đượ🗹c vị trí tốt, Thái Lan thường dễ dàng tổ chức thu hẹp cự ly đội hình để vây ráp các cầu thủ nhận bóng của Việt Nam mỗi khi chúng ta định tổ chức phản công, qua đó dập tắt ý đồ đó từ trong trứng nước. Tình huống dưới đây là một điển hình:

Trong điều kiện thuận lợi, Văn Toàn có thể tho🅺ải mái nhận bóng, rồi đột phá hoặc trả lại cho Tuấn Anh. Khi đó, Tuấn Anh sẽ có nhiều lựa chọn, hoặc là chuyền trả cho Văn Toàn đã ở một vị trí tốt hơn, hoặc triển khai sang vị trí của Hùng Dũng rồi Quang Hải. Nhưng trong tình huống này, điều đó là không thể. Toàn chịu sức ép quá lớn nên buộc phải chuyền cho Tuấn Anh theo kiểu "chuyền áp lực" (tức là chuyển áp lực từ vị trí của mình tới vị trí của đồng đội), và tới lượt mình, Tuấn Anh cũng vì sức ép mà bối rối đẩy bóng ra biên.

Trong khoảng hai phần ba thời gian của trận đấu, Việt Nam bị rơ📖i vào 🌊một vòng luẩn quẩn. Không thể tổ chức phản công thì không thể gây sức ép lên hàng thủ của đối phương. Không thể gây sức ép lên hàng thủ của đối phương thì hàng thủ của đội nhà sẽ phải chịu nhiều sức ép. Có thể thấy rõ sức ép ấy qua việc các cầu thủ phòng ngự của Việt Nam liên tục xử lý lỗi, phá bừa, hoặc tệ hơn cả là phạm lỗi nguy hiểm (Trọng Hoàng). Đó có lẽ cũng là lý do HLV Park Hang-seo muốn thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy càng nhanh càng tốt, bằng một quyết định thay người có thể xem là bước ngoặt, dù lúc đó Thái Lan chưa hề sút trúng khung thành của Văn Lâm một lần nào ngoại trừ quả phạt đền đá hỏng của Theerathon.

Những gì diễn ra sau khi Hùng Dũng được rút ra và Quang Hải được kéo về vị trí tiền vệ trung tâm tố cáo một vấn đề lớn khác của Việt Nam: không thể tìm ra điểm cân bằng cho hàng tiền vệ. Bằng việc kéo Quang Hải xuống, ông Park tin rằng hàng tiền vệ Việt Nam sẽ thoát pressing và triển khai bóng lên phía trên một cách mượt mà hơn, từ đó kéo được áp lực ra xa khung thành. Tuy nhiên, ý đồ của ông đã hoàn toàn phá sản. Không những không giúp giải tỏa áp lực cho hàng thủ, việc Hải đá tiền vệ tr𓆉ung tâm còn khiến cho các hậu vệ phải làm việc nhiều hơn, và khung thành của 𒆙Văn Lâm bị bắn phá thường xuyên hơn.

Nguyên nhân rất đơn giản: Quang Hải không có tố chất của một tiền vệ trung tâm. Hai tình huống dưới đây cho thấy sự khác biệt lớn trong cách đá của Hùng Dũng và Quang Hải, dẫn tới sự khác biệt lớn trong hiệu quả của những pha triển khai bóng mà Thái Lan muốn thực hiện. Ở tình huống đầu tiên, diễn ra đầu hiệp hai, Hùng Dũng còn chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm. Mục tiêu của Thái Lan trong tình huống này, như đã phân tích, là đưa bóng xuyên qua hàng tiền vệ của Việt Nam để tới vị trí của Chanathip. Tuy nhiên, cách chọn vị trí của Hùng Dũng, thông qua việc quan sát vị trí của Chanathip và không ngừng điều chỉnh tư thế, đã khiến ý đồ này của Thái Lan bị phá sản.

Ở một tình huống tương tự, diễn ra ngay sau khi Hùng Dũng rời sân, Quang Hải hoàn toàn không biết rằng ở phía sau lưng anh, Chanathip đang xin bóng, và do vậy gần như chỉ đứng nhìn bóng. Troജng tình huống này, nếu người có mặt🎉 là Hùng Dũng, có thể là anh đã dâng lên (theo đường mũi tên nét đứt) để cắt lộ chuyền bóng từ trung vệ của Thái Lan tới Chanathip. Hoặc chọn được một vị trí tốt để "phủ bóng" Chanathip, khiến đồng đội không dám chuyền cho anh ta.

Nhưng bởi Quang Hải không quan sát, trung vệ của Thái Lan vẫn có thể chuyền bóng tới vị trí của Chanathip. Tới đây, chúng ta sẽ thấy việc để các cầu thủ Thái Lan nhận được bóng giữa các tuyến nguy hiểm đến thế nào. Do cả Tiến Dũng và sau đó là Duy Mạnh đều phải rời vị trí để gây 🍸sức ép, Chanathip khi nhận được bóng có rất nhiều lựa chọn cho đường chuyền tiếp theo. Ở đây, anh đã đưa được bóng xuống khe cho Ekanit, rất may là cầu thủ số 8 của Thái Lan đꦡã không tận dụng được cơ hội này.

Từ khi Quang Hải đá tiền vệ trung tâm, Thái Lan tổ chức được không ít những pha tấn công như thế. Từ chỗ chỉ sút được một quả trúng đích trong 72 phút đầu trận, họ có thêm sáu pha dứt điểm trúng mục tiêu nữa trong hơn 18 phút còn lại. Việt Nam, ngược l💜ại, vẫn không cải thiện được chút nào ở khả năng kiểm soát và tấn/phản công. Điều chỉnh có thể nói là quyết liệt của ông Park không những không giúp Việt Nam đảo ngược thế trận, mà còn khiến đội bóng chơi tệ đi và khiến những phút cuối trở thành màn tra tấn tinh thần cho các CĐ🌄V.

Tất nhiên, ông Park cũng có thể đưa ra những lựa chọn an toàn hơn, ví dụ thay Hùng Dũng (mà ông nói là đã kiệt sức) bằng một tiền vệ trung tâm có khả năng đánh chặn khác. Nhưng vấn đề là thay đổi theo cách đó cùng lắm chỉ giúp Việt Nam củng cố được thế trận, chứ không giúp chúng ta cải thiện hay đ🔜ảo ngược thế trận. Vậy, câu hỏi ở đây là, nếu sau này gặp lại Thái Lan và những đội bóng chơi kiểu như thế, Việt Nam sẽ phải làm gì?

Minh Khiêm