Tháng 6/2020, ông Nhân cùng vợ vượt hơn 100 km từ Thái Bình đến một văn phòng luật ở quận Hà Đông, Hà Nội. Chia sẻ với luật sư, ông cho biết có một con trai 3🎃5 tuổi, đang là kỹ sư xây dựng tại Hà Nội nhưng đến nay vẫn chưa lập gia đình. Những năm qua, ông bà liên tục thuyết phục con lấy vợ, nhưng chờ mãi "chưa thấy động tĩnh gì". Đầu năm ngoái, ông phát hiện mình bị ung thư nên càng nóng lòng muốn con yên bề gia thất.
"Trăn trở lớn nhất của tôi là nó lấy vợ sinh con", ông Nhân nói và quyết định dùng biện pháp mạnh là lập di chúc. "Tôi muốn để lại cho con tài sản gồm có 1/2 quyền s🍨ở hữu nhà, quyền sử dụng đất có diện tích 200 m2, nhưng với điều kiện con tôi phải lập 🌌gia đình và sinh cho tôi một đứa cháu trai", ông nói.
Luật sư Đinh Thị Nguyên (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) giải thích, di chúc có điều kiện "con trai phải lập gia đình" là trái với nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gꦺia đì𒀰nh. "Nếu thêm điều kiện này, di chúc sẽ vô hiệu và gây tranh chấp giữa các bên", nữ luật sư nói.
Với điều kiện "sinh cháu trai nối dõi tông đường" không bị pháp luật cấm nhưng cũ𝔉ng không được quy định rõ ràng. Do vậy, khi xảy ra tranh chấp thì sẽ khó có căn cứ để giải quyết, nhất là các yêu cầuꦿ liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân thì sẽ dễ bị tuyên vô hiệu.
Saꦬu khi được giải thích༺, ông Nhân đã thay đổi nội dung di chúc.
Trường hợp lập di chúc với điều kiện như ông Nhân không hiếm. Công ty luật Nguyễn Hồng Thái và cộng sự từng tiếp nhận trường hợp một người cha 68 tuổi ở Thanh Trì (Hà Nội) muốn để lại tài sản cho con, kèm điều kiện "khi nào sinh được cháu trai đích tôn để nối dõi tông đường thì mới được nhận thừa kế".
Một cặp vợ chồng khác ở quận Hà🅷 Đông cũng vì con gái 34 tuổi chưa lập gia đình mà đến văn phòng luật lập di chúc với điều ki🧸ện là con lấy chồng thì mới được nhận thừa kế.
Không bắt con phải yên bề gia thất, nhưng năm 2019, một người đàn ông ở Hoài Đức (Hà Nội) gọi điện cho luật sư Đinh Nguyên nhờ tư vấn lập di chúc với điều kiện người con trai 28 tuổi phải "trở thành doanh nhân"ඣꦐ.
Người đàn ông có tài sản gồm baജ căn nhà cùng một công ty gia đình chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi. Ông kỳ vọng con trai sẽ nối nghiệp gia đình và tu chí làm ăn. Luật sư đã giải thích điều kiện này của người cha không được pháp luật quy định rõ ràng thì sẽ không được đảm bảo tính khả thi của di chúc.
Oái oăm hơn, có những người lập di chúc để chỉ định người trả nợ cho mình. Cuối năm ngoái, Công ty Luật TNHH Luật sư riêng (TP HCM) từng tiếp nhận một trường hợp khách hà✱ng tên Quân, 37 tuổi. Anh này có khá nhiều nợ và đã lập di chúc viết tay chỉ định người 🍎có nghĩa vụ trả nợ là anh trai trong khi người anh không hề hay biết.
"Anh Quân liệt kê 15 chủ nợ, kèm số điện thoại liên hệ của chủ nợ với tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Lúc anh này đề ng🦹hị lập di chúc cho anh trai trả nợ, chúng tôi thực sự sốc", luật sư Lê Thị Hiền chia sẻ.
Luật sư đã tư vấn không thể lập di chúc này. Thứ nhất di chúc không đảm bảo nội dung vඣà hình thức phù hợp theo quy định pháp luật. Đồng thời ﷽việc chỉ định người trả nợ, khi họ không biết và không đồng ý cũng trái các quy định pháp luật.
Nhiều năm công tác, luật sư Đỗ Hải Bình (Đoàn luật sư TP HCM) từng tư vấn cho khá nhiều trường hợp lập di chúc kèm điều kiện, phổ biến nhất là cha mẹ để lại nhà và đất cho con nhưng không được bán.
Một người cha 70 tuổi có ba người con, tìm đến luật sư Bình cuối năm ngoái. Ông cho biết ꦦđã cꦿho con gái thứ hai và con trai út tiền mua chung cư. Còn ngôi nhà rộng 120 m2 do ba má ông để lại, ông muốn lập di chúc cho con trai cả. Tuy nhiên lo lắng các con không hòa thuận với nhau, sẽ có thể nảy sinh tranh chấp, nên ông muốn ghi điều kiện con trai cả chỉ được ở và dùng vào mục đích kinh doanh, không được bán. "Tôi muốn ngôi nhà này là nơi để vợ chồng tôi dù có mất đi thì còn chốn cho anh em chúng trở về, gặp gỡ, thắp hương cho ba má", ông bày tỏ.
Luật sư Bình giải thích, "lập di chúc cho con nhà với điều kiện không được bán" là trái với quy định của pháp luật. Đã là tài sản thừa kế, người con hoàn toàn có quyền chuyển nhượng. Tuy nhiên, nếu không muốn con bán mảnh đất này, người cha có thể ghi vào di chúc với điều kiện đây là "di sản để thờ cúng". Pháp luật quy định đối với di sản ꦗđược dùng vào việc thờ cúng thì người thừa kế sẽ không thể thực hiện các hoạt động chuyển nhượng tặng cho. Sau khi được tư vấn, người cha đã chọn phương án này.
"Người dân ngày càng có nhận thức pháp luật cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực thừa kế. Mọi người cũng chủ động lập di chúc với sự tư vấn của luật sư. Nhưng hầu hết các bản di chúc đều được kèm theo các điều kiện. Việc lập di chúc có điều kiện hiện không được quy định cụ thể. Mọi người nên cân nhắc nội dung điều kiện để tránh trường hợp khi có tranh chấp, di chúc bị tòa án tuyên vô h꧑iệu, mất 'cả chì lẫn chài'", luật sư Nguyên khuyên.
Phan Dương