Thành phố HCM có hệ thống sông rạch dài 7.880 km đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường, lũ lụt, lũ xả từ các hồ thượng nguồn... Thế nhưng cho đến nay, chiều dài hệ thống đê bao của TP mới chỉ có... 334 km. Nhiều đoạn đê kh🀅ông đủ sức bảo vệ bờ, ngay b𓆉ờ sông đã sạt lở lớn, tình trạng sạt, vỡ đê hầu như năm nào cũng xảy ra...
Ông Nguyễn Khắc Ngân, Giám đốc Sở NN&PTNT TP HCM thừa nhận: “Hệ thống đê💎 bao của ngoại thành nhìn chung là còn yếu, chưa bảo đảm an toàn, nhiều chỗ chưa đủ sức ngăn lũ trong các trường hợp có lũ lớn, nước dâng lên từ các sông kết hợp với các hồ thượng nguồn xả lũ ở mức cao”.
Theo giải trình của sở, nguyên nhân cơ bản là do nguồn vốn eo hẹp nên đầu tư không đồng bộ, chưa tương ứng với “cầu”. Một số dự án giao cho quận, huyện làm chủ đầu tư tiến độ triển khai chậm như: công trình nạo vét rạch Gò Dưa (bao gồm cả bờ bao kết hợp công trình 🃏thủy lợi ven rạch Gò Dưa và các rạch nhánh); Công trình Bình Lợi B (ngăn lũ phía Tây-Nam); công trình thủy lợi Nhơn Đức (Nhà Bè); nạo vét rạch Rổng Xơ Rơ, Rổng Tùng… nê🌳n chưa phát huy tác dụng. Trong khi đó, theo phản ánh từ các phòng nông nghiệp quận, huyện ngoại thành, nguồn kinh phí rót cho địa phương rất nhỏ giọt, chủ yếu là để... gia cố bờ bao, khắc phục sự cố.
Ở các quận mới thành lập, do quy hoạch phát triển đô thị và tiến độ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp chưa rõ ràng, nên kế hoạch đầu tư cho thủy lợi cũng bị động. Hơn nữa, việc huy động sức dân vào công tác quản lý, bảo vệ đê bao của chính quyền cá൩c địa phương tại cơ sở chưa đúng 🦩mức. Một số nơi, nhiều người cho rằng việc đắp đê, hay để xảy ra vỡ đê là... của chính quyền.
Hiện tại, khả năng thoát lũ của các con sông (nhất là sông Hồng) đã suy giảm nhiều so với trước, do bã꧙i sông bị bồi lắng và việc nâng cao các tuyến đêꩲ bối.
Ở Hà Nội, mỗi khi mực🐭 nước sông dâng cao, tại các khu vực có nền địa chất yếu lại xuất hiệnꦏ một số giếng sủi, mạch sủi. Những ẩn hoạ trong thân đê như tổ chuột, mối càng không thể kiểm soát.
Đặc biệt là nạn lấn chiếm đất bãi đê làm nhà ở, vi phạm pháp lệnh bảo vệ đê điều. Tình trạng này diễn biến phức tạp, kéo dài, ngày càng gia tăng trên toàn tuyến, cả nội thành lẫn ngoại thành. Hàng chục nơi trên các bãi sông đã biến thàn🀅h chỗ chứa phế thải hay điểm tập kết vật liệu xây dựng. Nạn khai thác cát trái phép đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thân đê và các công trình ch💖ống lũ.
Dự đoán mùa mưa lũ năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Ngay từ cuối năm 2001, Hà Nội đã triển khai một 𒐪loạt dự án tu bổ,nâng cấp và gia cố đê trên toàn tuyến. Ngoài dự án do nguồn vốn TƯ cấp 6,5 tỷ đồng, thành phố đã đầu tư 3 dự án tu bổ đê cho 4 tuyến với 13 điểm đắp đê, 11 điểm làm kè. 7 điểm có các công trình khác như khoan phụt vữa, xây dựng điếm canh, gia cố các dốc lên xuống cũng được đầu tư. Tổng kinh phí dành cho đê năm 2002 lên đến 30 tỷ đồng. Tính đến 15/4, toàn bộ 13 điểm đắp đê đã hoàn thành với tổng khối lượng 220.000 m3 đất đào đắp; 11 điểm làm kè cũng đã xong với 34.000 m3 bê tông và đá hộc. Tuy nhiên, theo Cục quản📖 lý và Bảo vệ đê điều cho biết, nếu mực nước năm nay cao bằng năm 1971 thì đê Hà Nội sẽ khó lòng chống đỡ vì ngoài chất lượng đê kém, độ cao của các tuyến đê hiện thấp hơn 1 m so với qui định.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng, Nông Nghiệp)