Bác sĩ Nguyễn Công Minh, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa T♈âm Anh Quận 8 TP HCM (IVF Tâm Anh Quận 8), cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh, trong đó 40% trường hợp do nam giới.
Chấn thương tinh hoàn
Tinh hoàn được bảo vệ bởi lớp da bìu mỏng nên vô cùng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Những tác động, va chạm có thể gây chấn thương tinh hoàn, tổn thương hệ thống mạch máu nuôi và các ống sinh tinh gây suy giảm khả năng sinh sཧản, vô sinh. Trường hợp chấn thương nặng có thể vỡ tinh hoàn, cần cấp cứu can thiệp kịp thời.
Viêm tinh hoàn - mào tinh
Viêm tinh hoàn là tình trạng sưng đau ở tinh hoàn, có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu, biến chứng bệnh quai bị, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Triệu chứng gồm đau và sưng to ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, tiểu buốt, đau khi xuất tinh, sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn. Các triệu🗹 chứng khác như mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau cơ, chảy mủ niệu đạo, mào tinh hoàn sưng tấy.
⛦Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe tích tụ chất dịch trong bìu, viêm tinh hoàn mạn tính, teo tinh hoàn... gây ảnh hưởng đến khả năng si🍰nh sản, vô sinh ở nam giới.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bác sĩ Minh cho biết đây là bệnh lý thường gặp ở khoảng 15-17% nam giới. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn của đám rối các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh, nằm phía trên tinh hoàn, gây ứ trệ máu vùng bìu. Hệ quả là nhiệt độ ở tinh hoàn tăng, dẫn đến giảm khả năng di chuyển, thậm chí gây chết tinh trùng, hạn chế khả 𒆙năng sinh sản của nam giới, vô sinh.
Xoắn tinh hoàn
Đây là tình trạng thừng tinh bị xoắn cơ học làm cho tinh hoàn bị treo trong bìu ở trạng thái bất thường. Hệ thống động mạch và tĩnh mạch lưu thông máu đến tinh hoàn bị tắc nghẽ💫n,🌞 làm giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng máu và oxy, gây sưng đau đột ngột và dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên 12-18 tuổi. Tinh hoàn bị xoắn phải phẫu thuật khẩn cấp để tránh tổn thương, nghiêm trọng nhất có thể phải cắt bỏ, dẫn đến vô sinh.
Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn là tình trạng trẻ s꧑inh ra mà một hay cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu hay nằm ở vị trí khác ngoài bìu. Theo bác sĩ Minh, khoảng 10% bé trai xuất hiện tình trạng ẩn ở cả hai tinh hoàn. Tinh hoàn ẩn có kích thường nhỏ hơn bình thường và nhu mô mềm nhão, đường kính của ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cao hơn, có khả năng ảnh hưởng đến tinh trùng, gây vô sinh nam.
Nam giới bị tinh hoàn ẩn một bên vẫn ꦐcó khả năng có con, tuy𓂃 nhiên phải đối mặt với nhiều rủi ro khác, điển hình là ung thư tinh hoàn. Trường hợp bị tinh hoàn ẩn cả hai bên nguy cơ vô sinh rất cao. Kết quả xét nghiệm dịch tinh đồ thường không có tinh trùng. Biện pháp điều trị là phẫu thuật hạ tinh hoàn ẩn xuống bìu để duy trì khả năng sinh sản, giảm nguy cơ ung thư tinh hoàn.
Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương có thể do một hay nhiều nguyên nhân gây ra như nội tiết tố, thần kinh, tâm thần, hệ thống mạch máu và bất thường hình thể cấu trúc dương vật. Chấn thương vùng chậu, bộ phận sinh dục và d💖ùng thuốc cũng là các tác nhân thường gặp. Nam giới bị rối🦋 loạn cương dương có thể mặc cảm, tự ti, lo âu, căng thẳng trong đời sống và lo lắng khi quan hệ tình dục, giảm khả năng thụ thai với bạn đời.
Tắc nghẽn ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh có chức năng dẫn tinh trùng ra ngoài để phóng tinh. Tình trạng bế tắc tại một vị trí nào đó ở bộ phận này khiến tinh trùng không thể ra ngoài qua hoạt động xuất tinh. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Nguyên nhân thường gặp là v🌺iêm nhiễm hệ sinh dục, u bướu, tổn thương do phẫu thuật, chấn thương hoặc bẩm sinh.
Hội chứng Klinefelter
Hội chứng Klinefelter là một rối loạn nhiễm sắc thể (NST) giꦆới tính phổ biến ở nam giới, tỷ lệ 1/1.000 trẻ trai sống, chiếm 2/3 các bất thường NST ở bệnh nhân hiếm muộn nam, theo bác sĩ Minh. Người mắc hội chứng Klinefelter có thêm một NST X trong cặp NST giới tính (XXY), ảnh hưởng nhiều khía cạnh của sự phát triển, bao gồm cả sự phát triển giới tính trước khi sinh và ở tuổi dậy thì, khiến tế bào mầm không tồn tại꧑ trong tinh hoàn, dẫn đến giảm sản xuất tinh trùng, thậm chí vô tinh.
Vi mất đoạn AZF
AZF (Azoospermia factor) là vùng được mã hóa nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể Y ở nam giới. AZF gồm các tiểu vùng chứa các gene quyết định khả năng sản xuất tinh trùng. Các dạng vi mất đoạn AZF có thể dẫn đến giảm mạnh số lượng tinh trùng, thậm chí không có tinh trùng. "Đây là tình trạng di truyền phổ biến thứ hai sau hội chứng Klinefelter gây vô sinh nam, chiếm 15-30% trường hợp", bác sĩ Minh nói. Nguyên nhân có thể do đột biến d🔯i truyền, sự tái tổ hợp thay đổi cấu tꦰrúc nhiễm sắc thể.
Suy sinh dục trung tâm
Tuyến yên và vùng dưới đồi là hai cơ quan quan kích thích sự phát triển của hệ thౠống cơ quan sinh sản, khả năng sản xuất testosterone và tinh trùng bình thường ở nam giới trưởng thành. Bất thường tại đây gây ra tình trạng thiếu hormone sinh dục, ngăn cản sự trưởng thành về mặt tình dục và chức năng bình thường của tinh hoàn gây vô sinh khi trưởng thành.
Nguyên nhân có thể do đột biến gene, khối u ở não chèn ép vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, dẫn đến giảm khả năng điều tiết các hormone hướn🐻g sinh dục. Triệu chứng thường là trẻ nam chậm tăng trưởng và phát triển tình dục ở độ tuổi dậy thì, khi trưởng thành kích thướ🐽c nhỏ, mất hứng thú với hoạt động tình dục, xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng...
Bác sĩ Minh khuyến cáo nam giới k🃏hi có bất cứ biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục như đau, sưng, viêm, chảy dịch, không có dấu hiệu dậy thì, rối loạn cương dương... hoặc kết hôn một năm chưa có con nên đến trung tâm hỗ trợ sinh sản để khám và điều trị kịp thời. Trường hợp nam giới chưa kết hôn hoặc mới kết hôn vẫn có thể đến kiểm tra sức khỏe sinh sản trước khi có con. Nếu có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn trữ đông tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản trong trường hợp cần thiết.
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý nam khoa và vô sinh, nam giới nên có lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng tốt, hạn chế rượu bia, chất kích thích, duy trì vận động, lựa chọn các môn thể thao phù hợp, không vận đꦕộng quá mạnh, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Hoài Thương
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |