Trang Business Insiderꦰ điểm lại những bộ đôi lừng danh trong lĩnh vực CNTT:
Larry Page và Sergey Brin biết nhau tại Đại học Stanford vào năm 1995 nhưng chưa phải là bạn bè. Trong một chuyến đi dành cho các thạc sĩ tương lai, Brin trở thành người hướng dẫn của Page và cả hai đã có nhiều thời gian trò chuyện. Dù có một số bất đồng, họ vẫn cùng tham gia một dự án nghiên cứu mang tên: "Phân tích công cụ tìm kiếm web siêu văn bản cấp độ lớn", đặt nền móng cho sự ra đời của Google năm 1998. Họ sinh ra ở 2 thế giới khác nhau (Brin đến từ Nga còn Page sinh ra ở Mỹ) nhưng cùng có kiến thức công nghệ, cùng yêu máy tính, cùng đam mê khai thác dữ liệu, cùng có tầm nhìn giống nhau về công ty và đồng nhất trong các quyết định. |
|
Hai Steve (Steve Jobs và Steve Wozniak) kết bạn vào hè 1970. Trong bài phỏng vấn với Seatle Times🗹, Woz kể: "Khi đó, tôi đang bận rộn xây dựng một cỗ máy tính. Còn Jobs nghĩ xa hơn thế. Thi thoảng cậu ấy nói 'Chúng ta có thể bán nó'. Cậu ấy luôn nghĩ đến việc bạn xây dựng một công ty như thế nào và có thể, cậu ấy nghĩ cả tới chuyện bạn có thể thay đổi thế giới thế nào". Woz cũng thừa nhận ông chưa từng nghĩ đến việc kinh doanh máy tính đầu tiên của mình mà tất cả là do Jobs. Kỹ năng của Woz kết hợp với đầu óc kinh doanh của Jobs đã tạo nên Apple và mối quan hệ của họ kéo dài hàng thập kỷ. Giờ họ vẫn là bạn bè, thi thoảng nói chuyện và chưa bao giờ thực sự cãi nhau. |
ౠKhi còn ở Google, Evan Williams đã thuê Biz Stone và cả hai trở thành bạn thân. "Chúng tôi rất tôn trọng nhau. Khi Williams rời Google, tôi tự hỏi 'Cậu ấy bỏ mình đi sao?' và quyết định đi theo". Từng dành nhiều năm phát triển blog, cả Stone và Williams hiểu rõ về nền tảng này và sự đam mê blog đã giúp họ cho ra đời Twitter năm 2006. |
Bill Gates và Paul Allen là bạn thân từ thời thơ ấu và từng cùng nhau làm những việc điên rồ như đột nhập vào hệ thống máy tính khi còn đi học. Làm ăn cùng nhau có thể gây chia rẽ mối quan hệ bạn bè thân thiết, nhưng niềm đam mê máy tính đã khiến cả hai gắn bó lâu dài. Khi Gates rời Đại họcHarvard, Allen cũng đi theo để phát triển các ý tưởng kinh doanh và xây dựng Microsoft vào năm 1975. |
Bill Hewlett và Dave Packard học cùng lớp kỹ sư lập trình ở Đại học Stanford. Sau khi tốt nghiệp, họ tham gia chương trình cắm trại trong rừng và 2 tuần đó đã khiến họ trở thành bạn thân. Được sự khuyến khích của giáo sư Fred Terman, cả hai thành lập Hewlett-Packard (HP) vào năm 1939. Họ có phong cách quản lý giống nhau và biết cách hỗ trợ, bù đắp các điểm mạnh yếu của nhau. |
Pierre Omidyar và Jeffrey Skoll chỉ có mối quan hệ "quen biết" khi Omidyar lập trình cho trang eBay. Skoll ban đầu còn giễu cợt và cho rằng xây dựng website đấu giá trực tuyến là một ý tưởng ngớ ngẩn nhưng sau đó lại đồng ý tham gia. Họ cùng thành lập eBay năm 1995 nhưng trên danh nghĩa, Pierre Omidyar là nhà sáng lập duy nhất còn Skoll là nhân viên đầu tiên, có nhiệm vụ lên kế hoạch kinh doanh cho Omidyar. |
Gordon Moore và Bob Noyce đều thuộc tuýp người ưa nổi loạn. Họ là 2 trong số 8 "kẻ phản bội" đã rời phòng thí nghiệm Shockley Semiconductor Laboratory để lập công ty riêng. Một thời gian sau, Moore và Noyce hợp tác để tạo nên Intel năm 1968. Noyce là nhà đồng phát minh microchip và là người tạo nguồn cảm hứng cho sự phát triển Intel trong khi Moore có tầm nhìn rộng lớn về công nghệ. Hai tài năng này đã tạo nên một đế chế trong lĩnh vực vi xử lý với những cải tiến đột phá. |
Jerry Yang và David Filo cũng gặp nhau tại Đại học Stanford năm 1994 giống hai nhà sáng lập Google. Họ tham gia dự án thiết kế chip máy tính nhưng không hứng thú mà chỉ muốn bỏ học để lướt web. Họ lưu lại những trang yêu thích, phân chia thành các chủ đề và có thể dành 20 tiếng mỗi ngày để duyệt web. Trường Stanford sau đó đã phàn nàn vì danh mục web của họ liên tục làm trục trặc hệ thống. Khi đó, Yang và Filo nhận ra họ đang có một cơ hội lớn trong tay và quyết định thành lập Yahoo năm 1995. |
Châu An