Cảm giác lái là một định nghĩa khó giải thích vì thiê🀅n về cảm nhận cá nhân khi lái, và điều này khác nhau ở mỗi người. Nhưng nhìn chung, một chiếc xe mang lại cảm giác lái tốt thường có những đặc điểm như vô-lăng điều khiển chính xác, những sự thay đổi của xe (tốc độ, góc🐷 đánh lái, sự phản hồi của phanh, sự bám đường của lốp khi đi trên các địa hình khác nhau) đều đúng như ý muốn của tài xế.
Cảm giác lái tốt không chỉ giúp tài xế điℱều khiển xe một cách an toàn, chính xác, mà còn mang lại trải nghiệm lái xe thoải mái🌄 cho những người ngồi đằng sau vô-lăng.
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến cảm giác lái, bao gồm cả yếu tố tài xế không thể kiểm soát như điều kiện thời tiết, mặt đường hay tính khí động học của xe. Tuy nhiên có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cảm giác lái mà tài xế 🌟có thể tự khắc phục.
Sử dụng đúng kích cỡ và loại lốp
Lốp xe là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng đến cảm giác lái của xe. Một bộ lốp tốt sẽ giúp xe tăng độ bám đường, tránh tình trạng trơn trượt khi đi qua mặt đường ướt, qua đó giúp tăng độ chính xác khi vào và thoát góc cua. Ngược l🍰ại nếu sử dụng lốp mòn hết gai, xe không còn khả năng bám đường tốt nữa do cao su đã lão hóa và khó có thể thoát nước khi đi qua mặt đường ướt, do đó khiến xe dễ trượt bánh hơn.
Bên cạnh đó, việc bơm đúng áp suất theo khuyến cáo cũng giúp xe hoạt động một cách𒉰 tối ưu, nếu lốp quá căng sẽ khiến người ngồi trong xe bị xóc hơn, lốp mòn không đều, quãng đường phanh dài hơn vì lốp ít bám đường. Nếu lốp quá mềm khiến độ tăng tốc giảm, thành lốp có thể bị hư hỏng sớm do chịu lực nhiều, bánh mau mòn hơn.
Chính vì thế, việc đảm bảo lốp đủ hơi, chọn đúng kích thước l꧟ốp và thường xuyên kiể✤m tra độ mòn của lốp là cách dễ dàng nhất để cải thiện cảm giác lái của xe.
Cân chỉnh thước lái
Ngoài việc sử dụng lốp xe đúng cách, tài xế cũng nên thực hiện việc cân chỉnh thước lái để đảm bảo độ chính xác của hệ thống đánh lái của xe. Khi xe hoạt động một thời gian, đặc biệt là khi qua các đường xấu, nhiều ổ gà, các thông số của thước lái như góc đặt/độ chụm của bánh xe thường sẽ không còn như tiêu chuẩn, khiến xảy ra các hiện tượng như vô-lăng bị xỉa lái, không còn chính xác. Lúc này điều nên làm là cân thước lái nhằm đưa nhữ🍒ng thông số trên về đúng khuyến cáo của nhà s💖ản xuất. Thông thường chi phí cho việc cân chỉnh khoảng 500.000 - 800.000 đồng tùy loại xe, một số xưởng có miễn phí dịch vụ này khi tài xế thay lốp. Các chuyên gia khuyến cáo tài xế nên thực hiện cân chỉnh khi thấy vô-lăng không còn hoạt động chính xác như thông thường.
Ngoài ra, đảo lốp mỗi 20.000 - 30.000 km cũng là🐈 bước nên thực hiện để cho lốp mòn đều, giúp giảm thiểu chỉnh trạng đánh lái không chính xác.
Thay thế, nâng cấp hệ thống phanh
Biết rõ khả năng dừng của xe là điều quan trọng, giúp tài xế phán đoán cần lực phanh như thế nào khi cần g⛦iảm tốc độ tránh✱ vật cản. Phanh là bộ phận hao mòn theo thời gian, và quãng đường phanh sẽ tăng dần theo thời gian sử dụng xe nếu không được chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên. Các chuyên gia khuyên má phanh cần được thay thế mỗi 40.000 km, tùy vào loại xe và chất liệu má phanh, và đĩa phanh nên được thay thế mỗi 80.000 - 100.000 km.
Thông thường, dấu hiệu nhận💧 biết rõ khi má phanh sắp hết là xe phát ra tiếng động lạ, như tiếng kim loạ𒐪i cọ xát vào nhau khi phanh, quãng đường phanh dài hơn. Lúc này tài xế nên đưa xe đến trung tâm dịch vụ để kiểm tra và thay thế.
Tinh chỉnh hệ thống giảm xóc
Hệ thống giảm xóc là bộ phận ảnh hưởnꦰg trực tiếp đến cảm giác lái, ví dụ độ nghiêng của xe khi vào cua, thời gian dập tắt giao động khi đi qua ổ gà, mỏm đá, gờ giảm xóc, độ bám của bánh xe xuống dưới mặt đường...
Các dấu hiệu nhận biết hệ thống giảm xóc có vấn đề bao gồm xe bồng bềnh, không dập tắt giao động nhanh khi đi qua đường xấu, xe bị "sụp" ở một hoặc nhiều bên bánh, đánh lái nặng và khó hơn, bị trượt về một bên khi vào cua. Khi gặp những vấn💟 đề tài, tài xế cần đưa xe đến xưởng dị﷽ch vụ để tiến hành thay thế hoặc sửa chữa hệ thống giảm xóc.
Tân Phan (theo Autodeal)