Cô Lan, tiểu thương ở quận Bình Thạnh chia sẻ, kinh doanh không nhất thiết phải bỏ số vốn lớn mà điều quan trọng là biết chọn nhóm hàng. Nếu không nắm bắt xu hướng thị trường, người bán dễ bị chôn vốn và mức tiêu thụ không cao. Đó là lý do cô tì🦩m mặt hàng ít ai cạnh tranh để bán ở chợ.
"Thịt heo bán đầy nhưng chuyên kinh doanh lưỡi, nội tạng và những phần đặc biệt của con heo thì trong chợ nhỏ của quận Bình Thạnh chỉ có mình tôi nên khách mua hàng khá đông. Thường chỉ bán buổi sáng là hết sạch hàng",🐼 cô nói.
Theo cô, vì đây ☂là mặt hàng tươi sống nên khi lấy hàng cần dự trù lượng khách để tránh ế ẩm. Đối với những khách quen muốn mua số lượng lớn, người bán nên đề nghị đặt trước để không bị thiếu hụt hay dư thừa hàng ngoài ý muốn. Nhờ thế mà vòng quay c෴ủa dòng tiền cũng ổn định hơn, thu chi dễ tính trong ngày.
Trong khi đó, giải pháp tiết kiệm tài chính của cô Thanh là nhận ký gửi cho các đại lý khi mở tiệm tạp hóa. Hiện tại cô nhận một số mặt hàng ký gửi như sữa, nước mắm, dầu ăn... Tiện lợi của hình thức kinh doanh này là nếu hàng nào bán chậm hoặc🍸 ít người mua, người bán có thể trả lại. Nhưng người kiꦡnh doanh phải có kinh nghiệm lấy đủ hàng, tránh tình trạng sản phẩm tồn đọng để lâu tới mức gần hết hạn sử dụng và không còn nhiều không gian để trưng bày những loại hàng hóa ký gửi khác.
“Kinh tế khó khăn, nhận ký gửi không phải bỏ vốn꧂ lớn mà hàng lại phong phú, chỉ mất khoảng vài triệu đồng thuê mặt bằng hàng tháng”, cô Thanh🃏 nói.
Tuy nhiên, cô Thanh cũng lưu ý, đối với những mặt hàng ký gửi, người bán phải quan tâm tới chất lượng sản phẩm, không nên nhận ký gửi tràn lan. Người kinh doanh chỉ nên nhận với số lượng nhất định, tránh trường hợp sản phẩm kém chất lượng, người bá𝓰n dễ bị mất uy tín đối với khách hàng. Hạn chế cho khách nợ cũng là cách khơi thông dòng vốn nhanh hơn, không dẫn tới tình trạng thâm hụt.
Còn anh Thanh, ở chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh chọn cách cùng thuê chung một sạp bán với thời điểm khác nhau trong ngày. Chẳng hạn như anh bán bánh đa cua 6h-11h, còn sau 11h nhường lại chỗ cho chị Hòa bán bún ốc hoặc bún bò. Nhờ vậy, số tiền thuê mặt bằng cũng 🐎giảm đi nhiều và lượng khách hàng đa dạng, đông hơn. Người bán cũng có thời gian chuẩn bị linh động.
Riêng cô Hằng, ở chợ phường 25, Bình Thạnh tận dụng độ khéo tay của mình để bán những mặt hàng mà cô có thế mạnh. Tuy chỉ là những m𒊎ón đồ ăn lặt vặt hàng ngày nhưng nó cũng giúp cô có thêm ✅đồng ra đồng vào. "Tôi bán đồ chua ở chợ này cũng mười mấy năm rồi. Các mặt hàng như cà pháo, giá đỗ, dưa muối tuy nhỏ nhặt nhưng lại đắt khách mà chi phí mặt bằng cũng không nhiều, có thể bán cạnh hàng thịt hoặc rau", cô nói.
Vật dụng để muối dưa cà cũng đơn giản với vài cái thùng nhựa, nguyên vật liệu cô lấy ở chợ đầu mối với giá chỉ bằng một phần ba so với giá bán nhưn✅g phải chế biến cho thật ngon, vừa miệng khách thì không phải nơi nào cũng làm được. Nhờ có bí quyết riêng nên hàng của cô khá đắt khách. Mỗi tháng, sau khi trừ toàn bộ chi phí cô cũng kiếm được 6-8 triệu đồng tiền lời.
Hồng Châu