Nhiều🌺 người vẫn tưởng rằng từ nhỏ Tướng Giáp có tên là “Văn”, nhưng thực ra, Võ Nguyên Giáp chính là tên khai sinh của ông.
Theo thói quen của nhiều gia đình Việt Nam trước đây, tên những người con thường đặt theo một chữ thuộc hàn♐g Can hoặc Chi trong năm sinh để dễ nhớ tuổi. Tuy nhiên, Tướng Giáp được sin🐭h năm 1911 (năm Tân Hợi), không liên quan gì đến chữ Giáp cả.
Có lẽ, thân phụ ông, nhà nho Võ Quang Nghiêm, đã gửi gắm những mong muốn của mình khi đặt tên cho các con của mình, và những cái tên ấy đã ứng nghiệm vào cuộc đời của họ. Dù tốt nghiệp trường Luật và từng hành nghề báo, nghề dạy học, ông Giáp sau này lại trở thành 🌠một Đại tướng tổng tư lệnh quân đội lừng danh. Trong khi đó, em trai ông, người được đặt tên là Võ Thuần Nho, sau này giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
Ở trường học, bên cạnh tên Võ Nguyên Giáp, ông cũng dùng 🌠tên Võ Giáp. Bức ảnh chụp lại chứng chỉ tốt nghiệp cử nhân Luật của ông (Đại học Luật khoa Hà Nội cấp năm 1938) ghi rõ tên người được cấp là Võ Nguyên Giáp hoặc Võ Giáp.
Trong cඣuộc đ💝ời hoạt động của mình, tướng Giáp đã sử dụng nhiều cái tên khác nhau.
Thời kỳ 1929-1930, khi viết báo Hồn trẻ hoặc các báo bằng tiếng Pháp Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), ông 🐈dùng các bút danh Vân Đình, Hải Thanh.
Sau cách mạng tháng Tám, khi viết các tờ báo của chính quyền, bên cạnh tên Võ Nguyên Giáp, ông còn dùngꦏ thêm bút danh Hồng Nam.
Ngày𒈔 3/5/1940, khi cùng ông Phạm Văn Đồng vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Gi꧟áp dùng bí danh là Dương Hoài Nam.
Sau này, tướng Giáp đặt tên Hồng Nam cho người con trai út của mình. Còn người cháu nộ🎐i của ông, con trai ông Hồng Nam, có tên là Võ Hoài Nam.
Bút danh Vân Đình cũng được Võ Nguyên Giáp dùng trong cuốn sách tuyên truyền cách ༺mạng "Vấn đề dân cày", viết chung với ông Trường Chinh, người ký bút danh Qua Ninh. Cuốn sách được nhà sách 🌼Đức Cường in năm 1938.
Một bí danh của tướng Giáp là “Văn” 🗹được b༺iết đến rộng rãi trong nước. Bí danh này được dùng từ trước cách mạng tháng Tám. Nhiều tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, cán bộ dưới quyền vẫn gọi ông một cách thân mật là “anh Văn”. Các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam những năm đó cũng thường được gọi bằng bí danh như "anh Thận" (Trường Chinh), "anh Tô" (Phạm Văn Đồng), "anh Cả" (Nguyễn Lương Bằng)...
Trong Mệnh lệnh khởi nghĩa của Ủy ban chỉ huꦇy lâm thời k🅰hu Giải phóng ngày 12/8/1945, Võ Nguyên Giáp là người thay mặt Ủy ban ký với tên Văn.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Tướng Giáp man♔g mật danh là Hưng. Bức thư của ông gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng "Đồng chí Trường Chinh và Chính trị bộ" để trình bày về chủ trương tác chiến mới tại Điện Biên Phủ (chuyển từ chiến thuật "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, thắng chắc"), ký ngày 30/1/1954, mang tên này.
Tại chiến trường Điện Biên, Đại tướng V൩õ Nguyên Giáp thỉnh thoảng có viết những bình luận quan trọng mang ý ngh⛄ĩa chỉ đạo toàn quân của Bộ chỉ huy chiến dịch và Bộ Tổng tham mưu gửi Đài tiếng nói Việt Nam đọc, với bút danh Chính Nghĩa.
Tới chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, để bảo mật cho những chỉ đạo gửi tới Bộ tư lệnh chiến dịch, Tướng Giáp lấy bí danh là Chiến, trong khi Đại tướng Văn Tiến Dũng, người được Quân ủy trung ương cử vào miền Nam để đôn đốc chiến dịch, lấy bí danh là Tuấn. 𓄧Hai ông vẫn gửi điện cho nhau theo các bí danh này.
Tới giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Tướng Giáp sử dụng lại bí danh "Văn". Bức điện lịch sử được ký bằng tên Văn quen thuộc của ông ngày 7/4/1975 gửi các đơn vị đang đổ vào chiến trường với nội dung: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận,﷽ giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng...".
Tiên Long