Năm 1988, khi Chiến tranh Lạnh sắp kết lúc, thượng nghị sĩ Joe Biden thăm Liên Xô để đàm phán về kiểm soát vũ khí. Vào thời điểm đó, ông cảm thấy đủ 🍒thoải mái ở M🍎oskva để đưa thêm một người vào phòng: cậu con trai tuổi thiếu niên.
"Ông có phiền không nếu con trai tôi, Hunter Biden, vào đây ngồi và lắng nghe? Con tôi quan tâm đến các vấn đề quốc𝕴 tế và ngoại giao", ông nói, theo Victor Prokofiev, phiên dịch viên Bộ Ngoại giao Liên Xô tại cuộc họp đó.
Một bức ảnh từ cuộc họp cho thấy con trai của Biden ngồi ở đầu bàn khi cha và Andrei Gromyko, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp ước Lực ♐lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
"Thật lạ thường", Prokofiev nói. "Điều🔯 đó đặc biệt gây ấn tượng với tôi với tư cách là một người Liên Xô".
Khi vào Nhà Trắng tháng tới, Joe Biden có hành trang là gần nửa thế kỷ kinh nghiệm chính sách đối ngoại, giúp ông trở thành một trong những phái viên dày dạn nhất từng được bầu làm tổng thống. "Joe hiểu Liên Xô, hiểu Nga, có kinh nghi𒉰ệm với Putin, hiểu điều gì có thể và điều gì không", cựu thượng nghị sĩ Bill Bradley, người đã đến thăm Moskva cùng Biden năm 1979, nói.
Biden đã khoe về bề dày kinh nghiệ💦m đó trong cuốn hồi ký năm 2007. Biden kể rằng ông đã ngồi đối diện Chủ tịch Liên Xô Leonid Brezhnev trong một thời gian ngắn ở Điện Kremlin vào năm 1979, trước khi đàm phán với Thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin. "Brezhnev trông xanh xao, chúng tôi khi đó không biết, nhưng thực tế ông ấy đã ốm yếu và đang ở những năm cuối đời. Chủ tịch Liên Xô rời đi sau khi chào hỏi và chuyển cuộc họp cho Kosygin", Biden viết. Ông nhắc lại câu chuyện với Putin 4 năm sau đó.
Tuy nhiên, Andrei Kozovoi, nhà sử học tại Đại học Lille và là tác giả một cuốn tiểu sử sắp xuất bản về Brezhnev, cho biết Brezhnev không bao giờ đề cập đến việc gặp những thượng nghị sĩ Mỹ này trong nhật ký. Thư ký của Brezhnev hay bất k𒊎ỳ ai đồng hành cùng Biden trong chuyến công du cũng vậy.
"Brez⛄hnev không tham gia cuộc họp nào mà🐻 tôi có mặt và tôi đã tham gia tất cả cuộc họp của phái đoàn Mỹ trong chuyến đi đó", Bradley nói. Cựu thượng nghị sĩ Carl Levin cũng xác nhận rằng Brezhnev không xuất hiện. Nhóm chuyển giao quyền lực của Biden không đáp ứng yêu cầu bình luận.
Những tuyên bố khác của Biden v𝓰ề các chuyến công du nước ngoài cũng từng gây thắc mắc. T🔜rong vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ hồi đầu năm, ông nhiều lần khẳng định mình từng bị bắt ở Nam Phi thời Apartheid khi cố gắng đến thăm tù Nelson Mandela. Báo chí Mỹ đã điều tra và bóc mẽ câu chuyện. Cuối cùng, Biden thừa nhận: "Tôi không bị bắt, tôi bị chặn lại. Tôi đã không thể di chuyển đến nơi tôi muốn".
Sự xuất hiện của Brezhnev câu chuyện Biden kể khiến Biden hiện lên "có tầm cỡ" hơn vào thời điểm ông là một thượng nghị sĩ trẻ. N💖hưng nhà sử học Kozovoi nói rằng khi đó Biden chỉ là "một người giữ vị trí khiêm tốn" được cử đến Moskva để giúp xoa dịu những lo ngại trong nước về hiệp ước hạt nhân Salt II (thiết lập cân bằng về số lượng hệ thống mang vũ khí hạt nhân giữa hai bên). Rất ít quan chức Liên Xô đề cập đến Biden trong hồi ký của họ, báo chí Liên Xô chỉ đưa tin đơn giản là các thượng nghị sĩ Mỹ đến Leningrad và Moskღva. Bradley nhớ rằng cuộc họp với Kosygin kéo dài khoảng ba giờ và cho biết phái đoàn cũng gặp các quan chức Bộ Ngoại giao và ăn trưa với một quan chức quân sự cấp cao.
Nhưng trong những chuyến đi đó, Biden đã trau dồi phong cách ngoan cường trở thành dấu ấn của ông. Nếu Donald Trump đến Moskva để theo đuổi các giao dịch bất động sản và Bernie Sanders tìm cách kết nối người dân ở hai thành phố kết nghĩa của Nga và Mỹ là Burlington và Yaroslavl, thì trải nghiệm của Biden ở đây là những thập kỷ ông thể hiện mình🗹 có thể đối đầu với các quan chức Điện Kremlin về kiểm soát vũ khí.
Đó là vai trò ông sẽ đảm ♚nhiệm vào tháng tới với Putin, khi Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START), thỏa thuận mà ông đã thúc đẩy để Thượng viện thông qua năm 2010 khi còn là phó tổng thống, sắp hết hạn.
Tuy nhiên, Biden còn được nhớ đến ở Nga với tư cách là người ủng hộ giảm căng thẳng song phương, tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa Moskva v꧂à Washington ngay cả khi quan hệ sụp đổ vào đầu nhữn🅰g năm 1980. Những người bi quan nói rằng tình trạng mất lòng tin giữa hai bên giờ có thể còn tồi tệ hơn.
"Nếu chúng ta có Biden của những năm 1970 và 19✨80 tại Nhà Trắng, mọi người sẽ không lo lắng", Sergey Karaganov💛, chuyên gia chính sách đối ngoại nổi tiếng từng đóng vai trò nhỏ trong việc tổ chức các chuyến đi mà Biden tham dự trong những năm 1980, nói.
Ông nhớ lại ấn tượng Biden đã để lại khi đó: "Người Mỹ, điển trai, chính trị gia trung tả theo hơi hư♐ớng truyền ✨thống".
Một cuộc phỏng vấn trên truyền hình năm 1979 của Biden đã được nhắc đến nhiều ở Nga sau khi ông tái đắc cử thượng nghị sĩ. "Tôi nghĩ rằng triển vọng cho mối quan hệ Xô - Mỹ là tốt", Biden cho biết trước khi nói về Salt II (hiệp định này cuối cùng không được 🍸phê chuẩn nhưng cả hai bên đều tuân thủ các giới hạn về số lượng và loại tên lửa cho đến năm 1986).
Việc Liên Xô triển khai quân đội ở Afghanistan năm 1980 đã đẩy quan hệ giữa Nhà ✃Trắng và Điện Kremlin vào tình trạng đóng băng sâu sắc. Biden chỉ trở lại Mosvka một lần vào năm 1984 cùng thượng nghị sĩ William Cohen, mang một thông điệp riêng từ Ronald Reagan về "cách tiếp cận mới để kiểm soát vũ khí". Năm 1987, Reagan và Mikhail Gorbachev đã ký INF (cấm phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km).
Năm 1988, Biden trở lại cùng một phái đoàn và cho con trai đi cùng để thảo luận về việc phê chuẩn INF với Gromyko. "Đây là một cuộc họp được sắp xếp, dàn dựng và chuẩn bị trước kỹ lưỡng, mọi người đều rất cẩn trọng về lời ăn tiếng nói", phiên dịch viên Prokofiev nói. INF cấm các loại tên lửa hạt nhân c🌄ó thể được phóng từ Liên Xô vào châu Âu 🥀và ngược lại, là một trong số các thỏa thuận quan trọng mà Mỹ đã từ bỏ dưới thời Trump.
Khoảng 20 năm sau, Biden mới có thêm một chuyến thăm quan trọng tới Moskva, vào thời điểm Putin đã "cầm trịch" chính trường Nga trong một thập kỷ và mối quan hệ song phương vẫn trở♊ nên tồi tệ dù đã được tái khởi động. Chủ đề thảo luận g💫iữa hai bên đã chuyển từ kiểm soát vũ khí và cân bằng quân sự thời Chiến tranh Lạnh sang các câu hỏi về thúc đẩy dân chủ và kinh tế.
Nhưng Bradley nói rằng nhiều thập kỷ kinh nghiệm về chính sách vẫn có tác dụ✅ng. "Joe không thể bị thao túng", ông nói, ám chỉ Trump lép vế trong các cuộc gặp với Putin. "Nếu có cơ hội cho một mối quan hệ mới với Nga, thì Biden🐭 có nhiều cơ hội hơn Trump".
Năm 2011, Biden kể rằng ông từng nói thẳng với Putin: "Ngài Thủ tưꦰớng, tôi đang nhìn vào mắt ông, tôi không nghĩ ông có tâm hồn". (Năm 2001, George W. Bush nói rằng ông nhìn vào mắt Putin và thấy tâm hồn).
"Chúng ta hiểu nhau đấy", Putin trả lời, the🌺o lời kể của Biden.
Biden cũng nói với các lãnh đạo đối lập vào thời điểm đó rằng Putin không nên tranh cử🀅 nhiệm kỳ thứ ba.
Một số nhà phân tích Nga cho rằng Biden đã vượt qua "lằn ranh đỏ". "Putin nhớ kỹ những đòn công🐼 kích cá nhân", Karaganov nói. "Ông ấy sẽ không bao giờ quên điều đó".
Phương Vũ (Theo Guardian)