Từ nhỏ Linh Nhi đã là niềm tự hào của gia đình bởi thành tích học tập tốt, đỗ 🧜vào đại học top đầu và hiện🧜 làm việc cho một tập đoàn công nghệ. Tuy nhiên, càng gần đến mốc 30 tuổi, niềm tự hào này dần biến thành gánh nặng cho cả gia đình. Mọi chuyện trở nên tồi tệ khi cô bước qua tuổi 30.
Đó là những lần m﷽ẹ cô bị họ hàng giục giã chuyện chồng con hay có việc làng xóm người ta bàn chuyện cưới xin bà phải lảng sang chuyện khác. Rồi khi thấy những đứa bạn cùng làng đến nhà chơi con bồng con bế, bà lại thở dài, nhắc đi nhắc lại câu "Chúng nó bằng tuổi con đấy".
Dù đã ngoài 30 nhưng Nhi chưa trải qua mối tình nào. Lần rung động đầu tiên của cô là đơn phương với vị trưởng phòng đã có gia đình. Nhi ôm mối tình đó su📖ốt 7 năm không cho ai b🎶iết cho đến ngày phòng liên hoan, có chút men, cô tâm sự với đồng nghiệp ngồi cạnh. Khi mọi người bàn tán, cô phải xin chuyển phòng do không chịu được ánh mắt soi mói.
Sau thời gian này, Nhi cũng cố tìm hiểu một vài đối tượng nhưng thấy không hợp, chủ động rút l🍸ui. "Không ai hoàn𓃲 hảo được như anh ấy, vừa tài giỏi vừa tâm lý", Nhi nhắc tới người trong mộng nhiều năm cô thầm thương trộm nhớ.
Không yêu đươ🧸ng, thời gian chủ yếu của cô gái này dành hết cho công việc. Rảnh Nhi thường tụ tập nhóm bạn độc thân, ăn uống, du lịch, không màng đến chuyện tìm chồng như gia đình giục🥃 giã.
Thời điểm khủng🌺 hoảng nhất với Nhi là kh🌌i bố cô mắc ung thư phổi cách đây 2 năm. Người nhà, họ hàng lấy cớ này để chì chiết: "Bố sắp chết mà chẳng được nhìn thấy mặt thằng con rể". Nhi bật khóc khi nghe lời này từ mẹ mình.
Thương bố, Nhi bắt đầu thỏa hiệp, thực hiện mong muốn của gi😼a đình khi đồng ý tiếp xúc với những người được giới thiệu. Khi người mai mối hỏi cô có yêu cầu gì, Nhi chỉ đáp: "Có giáo dục và biết tôn trọng phụ nữ".
Những đối tượng đượcꦚ giới thiệu cho Nhi có người đã từng li dị, có người không có điều kiện lấy vợ, thậm chí là cả những cậu trai trẻ lười nhác chỉ muốn dựa dẫm. Có đối tượng cô không nhắn tin lại sau buổi gặp vì thấy nhạt nhẽo đã mách mẹ Nhi "Con gái cô sang chảnh lắm, nhắn tin hỏi thăm cũng chẳng thèm hồi âm", khiến cô bị mắng:❀ "Già rồi còn kén cá chọn canh".
"Tại sao con phải chọn người thấp kém hơn mình. Con khôn♓g thể ép mình phải thưởng thức món canh không hợp ✤khẩu vị đó?", Nhi cãi lời mẹ. Sau vài lần gặp gỡ bất thành, cô gái 32 tuổi quyết không đi xem mặt nữa.
Bố Nhi trên giường bệnh biết chuyện, gọi mẹ và người nhà lại yêu cầu không được lấy bệnh tật của ông để ép con gái chuyện chồng con. "Nó được học hành tử tế, phải tôn trọng quyết định của con", ông nói và vài ngày sau thì mất. Sau ngày đưa tang bố, không ai 𒁃trong gia 🔯đình còn nhắc chuyện chồng con của Nhi.
Giờ cuối tuần về nhà, Nh🐻i cảm thấy thư thái khi được gặp gỡ mọi người, không còn phải nghe hai chữ "lấy chồng". Thỉnh thoảng đi bộ qua hàng nước, cô phong thanh nghe từ "bà cô già" của mấy cô bác trong xóm, nhưng chỉ mỉm cười, chẳng quay lại đôi co.
100 ngày sau khi bố mất, Nhi viết ෴trên trang cá nhân: "Với mọi người, cụm từ bà cô già là một điều đáng sợ. Không ai thích bị chê bai cả, tôi cũng vậy. Nhưng hôm nay nghe những lời nói đó tôi lại thấy thanh thản".
Trong nhóm bạn của Nhi, Lê Hương Ly (31 tuổi, Ứng Hòa, Hà Nội) cũng chưa từng công khai mối tìn▨h nào bởi mẹ cô - từng là cán bộ của một công ty lớn - kiểm soát rất chặt tất cả những mối quan hệ của con gái. Để lựa chọn con rể, mẹ của nữ phóng viên này đưa ra tiêu chuẩn: Có công việc ổn định, có nhà Hà Nội và không phải người nước ngoài.
Với công việc nay đây mai đó, Ly c꧟hẳng màng đến tiêu chuẩn của mẹ. Cô thưꦚờng xuyên đăng ký đi công tác ở tỉnh xa, gặp gỡ nhiều người, du lịch nhiều nơi và tận hưởng cuộc sống tự do của một người độc thân.
Thấy con gái 30 tuổi vẫn lông bông, mẹ Ly tự tìm cho con gái những người đàn ông đủ tiêu chí "lương cao, nhà Hà Nội" nhưng bất thành. Những cuộ⭕c gặp gỡ, giới thiệu trôi qua nhanh chóng bởi người đủ tiêu chuẩn lại chê Ly nhỏ con, không xứng với họ. Hạ thấp tiêu chuẩn thì mꦗẹ cô tuyên bố "Không đủ điều kiện để bước chân vào ngưỡng cửa nhà này".
Dịp giãn cách xã hội vì Covid-19, có lệnh của tòa soạn nên Ly ít phải ra ngoài. Những ngày ở nhà, thấy mặt cô là mẹ lại nhắc chuyện lấy chồng, bát cơm bư💧ng lên cũng phải hạ xuống vì những trận cãi vã. Vào tuần thứ hai, Ly thấy dì ruột đến tìm mẹ, hai người bàn bạc rất bí mật. Đi ngang qua phòng, Ly phát hiện mẹ đang âm thầm làm lễ "cắt tiền duyên" cho cô, số tiề🅺n lên tới hàng chục triệu. "Nhưng làm thế nào để lừa nó đến được chỗ làm lễ đó", mẹ nói với dì.
Khôn൲g muốn mẹ tiếp tục can thiệp quá sâu vào chuyện tình cảm,, Ly bắt đầu chủ động nhắc đến chuyện mình cô đơn trên trang cá nhân. Bạn bè nhận được tín hiệu, liên tục giới thiệ🍰u người quen. Sau nhiều năm không yêu đương, cuộc hẹn nào Ly cũng đến với hy vọng tự tìm được người thích hợp mà không phải dựa vào yếu tố thần thánh.
Tuy nhiên, không phải cố gắng nào cũng có kết quả như mong muốn. Có người đến cuộc hẹn, nhìn thấy Ly, câu đầu tiên hỏi "Anh thấy em cũng ꦆđược mà đến tận giờ vẫn chưa lập gia đình". Có người suốt buổi chỉ than "Anh nghèo, không biết có ai chấp nhận không" khiến cô gái 30 tuổi chỉ biết cườꩵi trừ cho hết câu chuyện.
Sau vài cuộc hẹn đáng thất vọng, mẹ lại hỏi dồn ch🔥uyện tình cảm khiến Ly áp lực, nhiều lúc ở nhờ bạn, không về nhà. Cô cũng dự tính thuê nhà ở ngoài, đỡ khỏi tiếp xúc nhiều với mẹ.
Một lần nói chuyện với Nhi, Ly nhận được l🅺ời khuyên sau những kinh n🅘ghiệm của bản thân: "Chọn một người xứng đáng, còn không hãy tự chủ cuộc sống của mình. Độc thân cũng được, lập gia đình cũng được. Miễn sao bản thân tự thấy hạnh phúc và an yên". Nghe được lời của Nhi, Ly thở phào.
Những ngày gần đây, báo chí đưa thông tin về việc khuyến khích kết hôn và sinh con trước tuổi 30, mẹ Nhi lấy cớ đó để chì chiết nếu không lập gia đình thì saoꦓ biết tới hạnh p💖húc.
"Chỉ ൩là con đang lựa chọn một cách hạnh phúc khác thay vì ràng buộc bởi khuôn mẫu hạnh phúc chính thống như thời của mẹ. Thực tế con chưa bao giờ bị hạnh phúc bỏ lại cả", Ly nói.
Tên nhân vật đã được thay đổi
Vy Trang