Hồi tháng 5, đứa em họ của tổ chức tiệc cưới với bạn trai học chung hồi cấp 3. Trước đó, gia đình lo lắng vì sau 7-8 năm đi làm, vẫn không thấy em đi hẹn hò hay dắt bạ🦹n trai về ra mắt gia đình.
Mỗi khi bị hỏi, em trả 𝄹lời: "Môi trường làm việc không có nam, làm sao mà hẹn hò". Nhiều người ở quê không biết tình cảnh này nên không tin. May sao, khi đi họp lớp dịp Tết, em gặp lại𒈔 một bạn nam lớp cấp III, cả hai vẫn còn độc thân nên hẹn hò rồi cưới.
Dù trước đó, lớp vẫn có nhóm chat𓃲 chung,ꦕ nhưng công việc quá bận, không có thời gian tìm hiểu.
Vì thế, tôi một phần đồng ý với đề xuất thời gian làm việc đủ 𒆙ngắn để nam nữ có thể tìm bạn 🌼đời của chuyên gia.
Một s🌜ự thật, tồn tại khá lâu nay nhưng có𓃲 lẽ ít người để ý, đó là sự lệch pha giới tính trong môi trường làm việc, cũng là một nguyên nhân kết hôn muộn.
Việc này bắt đầu từ khi vào môi trường đại học. Một số trường đại học mang danh 🎃"nữ nhi quốc", vì số lượng sinh viên nữ chiếm áp đảo. Ngược lại, một số trường thiên về các ngành kỹ thật, sữa chữa, cơ khí, IT (công nghệ thông tin)ಞ lại có quá nhiều sinh viên nam.
Sự phân cực giới tính ngay từ khi đào tạo, dẫn đến sau này sinh viên ra tường làm việc ở các công ty, dẫn đến tình trạng tương tự: công ty phần mềm thì nhiều n♒am ít nữ, những ngành nghề văn phòng, viết lách thì toàn nữ, chẳng thấy nam đâu.
Như ở công ty của tôi số lượng nữ rất đông. Hiện tại, có khoảng 3-4 chị gái đang rơi vào tình trạng "tồn kho" (mọi người nói vui và các cô cũng tự trào 𝐆bản thân như thế). Trong giờ ăn trưa, một số chị nói vui "ế trong tuyệt vọng" vì không kiếm được bạn trai: sếp cũng là nữ, đồng nghiệp quá nhiều nữ, đối tác và khách hàng cũng nhiều nữ.
Thực tế, lâu lâu vẫn có nhân viênꦇ nam, nhưng "tỷ lệ chọi" cao nên cũng không thay đổi được t🃏ình hình.
Người nào kết hôn rồi đều khuyên: Ra ngoài nhiều, đi chơi nhiều thì mới mong lấy được chồng, còn quanh quẩn công ty toàn nữ, thì làm sao có bạn trai, làm sao k🥀ết hôn?
Đây cũng là nguyên nhân tôi chỉ đồ🌜ng ý một phần với chuyện giảm giờ làm để nam nữ tìm bạn đời.
Môi trường, giờ giấc làm việc, tần suất làm việc dường như cản trở đôi trẻ tìm hiểu, yêu nhau. Chẳng ai muốn đắm chìm trong công việc cả. Nhưng tình thế bắt buộc: sếp yêu cầu, làm đúng 8 giờ thì lương thấp do khô💦ng đạt KPI.
Thậm chí, đồng lương không đủ sống thì họ phải làm thêm hai, ba việc nữa mới𓄧 có đủ tiền gửi về nhà, dành dụm. Chị em làm trong các khu công nghiệp thì phải tăng ca, thu nhập mới đủ sinh hoạt...
Đề giải quyết chuyện khuyến khích người trẻ 𒆙kết hôn, tôi nghĩ "thời gian tìm hiểu" và "thu nhập" phải có phương pháp giải quyết đồng bộ. Vì nếu không cân bằng, chẳng ai dám kết hôn cả.
Thanh Tuấn