Cuối ngày làm việc, Joss Eynon, một nhân viên công ty bất động sản ở Anh, đăng nhập vào ví Bitcoin từ laptop. Anh từng mua 1,8 Bitcoin năm 2017 với giá khoảng 7.000 USD. Gi𝓰ờ đây, khoản đầu tư đó đang mang lại cho anh hơn 83.000 USD - số tiền gấp nhiều lần mức lương anh kiếm được trong hơn ba năm qua.
Sau khi xem xét và tính toán, Eynon đóng ♍laptop, dự định chuyển đổi một phần Bitcoin thành tiền thật và gửi vào sổ tiết kiệm của mình. Nhưng tối hôm đó, khi kiểm tr🔴a lại bằng smartphone, toàn bộ số Bitcoin của Eynon đã biến mất.
Bằng cách nào đó, số tiền mã hóa này đã được gửi ẩn danh đến một địa chỉ ví khác, dù Eynon không làm điều đó. "Mọi thứ chỉ xảy ra trong vài phút. Khi đăng nhập bằng laptop, có vẻ như tôi đã kích hoạt một thứ gì đó, bởi tôi ít dùng laptop để kiểm tra Bitcoin nhi𒅌ều năm qua", Eynon nói trong buồn bã. Theo Eynon, dường như anh đã bị lừa đăng nhập vào một website lừa đảo có tên blockchain.com và bị lừa đăng nhập các thông tin về ví, sau đó bị đánh cắp Bitcoin.
Nhưng Eynom không phải là nạn nhân duy nhất.
Coinfirm, một công ty chuyên các giải pháp lấy lại Bitcoin đã mất, cho biết đã nhận được 53 báo cáo về việc bị website này lừa đảo và đang kêu gọiꦍ các nạn nhân cung cấp bằng chứng.
Trường hợp của Eynon là ví dụ điển hình cho mặt trái của việc đầu tư vào Bitcoin - tiền ảo được không ít người xem là tương lai của tiền tệ. Bitcoin được nhiều người ủng hộ bởi nó là một hệ thống phi tập trung, không bị kiểm soát bởi chính phủ nào và phần lớn ẩ🌄n danh. Tuy nhiên, ưu điểm này cũng chính là nhược điểm, bởi việc thiếu các biện pháp bảo vệ tài chính khiến Bitcoin trở thành một trong những khoản đầu tư có độ rủi ro cao nhất hiện nay.
Eynon cho biết anh không thể hiểu được số Bitcoin của mình đã đi đâu, vì mọi giao dịch đều công khai và mỗi người nhận đều có một địa chỉ ví rõ ràng. Vấn đề là những địa chỉ đó ẩn danh. Khi không thể hoàn nguyên các giao dịch do không có sự cho phép của người nhận, anh gần n🎃hư không có cơ hội lấy lại được số Bitcoin trị giá hàng chục nghìn USD của mình.
Theo thống kê của Chainalysis - một công ty theo dõi các giao dịch tiền điện tử, khoảng 20% số Bitcoin đang lưu hành trị giá khoảng 220 tỷ USD đã bị mất hoặc bị quên khóa ví kỹ thuật số trong những năm qua. Trong số đó, đã có khoảng 523 triệu USD Bitcoin bị đánh cắp vào năm ngoái, tăng so với mức 344 triệu USD vào 2019. Hàng triệu người sở hữu Bitcoin đã mất tiền vào tay những kẻ lừa đảo, ransomware và các mô hình ponzi. Năm ngoái, một người tên Josh Jones đã mất số Bitcoin trị giá 40 triệu USD. Đây được xem📖 là một trong những vụ hack Bitcoin lớn nhất với một cá nhân.
Ngày nay, nhiều công ty cung cấp các dịch vụ bảo mật Bitcoin. Tuy nhi🅺ên, người dùng cá nhân vẫn thích sử dụng các loại ví chuyên dụng, có khả năng cung cấp cho họ toàn quyề🎶n sở hữu và kiểm soát Bitcoin.
Những ngày đầu, Bitcoin được khai thác chủ yếu bằng máy tính. Nhiều người đã lưu trữ hàng nghìn đồng trong ổ cứng và quên mật khẩu bảo vệ hoặc mất đoạn mã 24 chữ số cho phép khôi phục ví, nếu ổ cứng chứa ví bị phá hủy. Đã có trường hợp một kỹ sư công nghệ thông tin ở Anh xin "lục tung" bãi rác để tìm ổ cứng chứa 7.500 Bitcoin, hay một lập trình vi🍌ên tại Mỹ quên mật khẩu ví và chỉ còn 2 lần nhập mật kh🐬ẩu để lấy 7.000 Bitcoin.
Giờ đây, có thêm một ngành công nghiệp đang dần phát ♔triển, với mục tiêu là khôi phục số Bitcoin bị mất hoặc bị đánh cắp. Theo "thợ săn" tên Dave ✱Bitcoin, các yêu cầu từ những người có Bitcoin bị "mắc kẹt" đã tăng gấp ba lần trong sáu tháng qua khi giá đồng tiền ảo này tăng chóng mặt lên hơn 60.000 USD.
"Dave" thực tế là biệt danh của hai người đang điều hành Dịch vụ khôi phục ví (WRS) của một doanh nghiệp chuyên bẻ khóa các ví Bitcoin. Cả hai yêu cầu ẩn danh để tránh bị nhắm🍷 mục tiêu tấn công, chỉ nói chuyện qua webchat mã hóa đầu cuối.
Dave Bitcoin cho biết, WRS đã thực hiện các biện pháp khôi phục🉐 đối với ví Bitcoin bị đá♒nh cắp thông qua thuật toán cố gắng đoán mật khẩu, tỷ lệ thành công vào khoảng 35% hoặc thấp hơn.
Thông thường, những kẻ đánh cắp Bitcoin sẽ phải chuyển số tiền đánh cắp được đến một sàn giao dịch và cố gắng chuyển nó thành tiền tệ có thể sử dụng được. "Tại một số thời điểm, Bitcoin phải tương tác với thế giới thực. Chỉ có các sàn giao dịch tiền ảo mới làm được điều này. Sàn giao dịch là mấu chốt quan trọng nhất trong việc quyết định có lấy lại được số Bitcoin đã mất h𒊎ay không", Dave Bitcoin giải thích.
Trong một trường hợp, sàn giao dịch đã "đòi" lại được tiền cho nạn nhân. Chẳng hạn, một sàn của Anh có tên Dooga đã thu hồi số Bitcoin trị giá 32 triệu USD bị đánh cắp, sau đó đóng băng và trả lại tiền🅺 mặ♑t cho người mất. Tuy vậy, tội phạm giờ đây dường như đã trở nên tinh vi hơn. Chúng thường chuyển đổi Bitcoin sang các loại tiền điện tử khác nhằm che giấu dấu vết, hoặc sử dụng các sàn giao dịch ít bị kiểm soát và có trụ sở tại các khu vực lỏng lẻo về pháp lý.
Dave Bitcoin thừa nhận rằng việc Bitcoin bị mất quá dễ dàng là một nhược điểm. "Nguy cơ mất Bitcoin có thể thấp hơn nếu các nhà đầu tư chọn lưu trữ tiền của mình trên các sàn có uy tín như Coinbase hoặc đầu tư vào các quỹ được quản lý và hợp đồng tương lai liên quan đến Bitcoin, thay vì tự mình lưu trữ", Dave Bitco🐟in nói.
Nhưng lời khuyên của Dave Bitcoin dường như đã quá muộn với Eynon. Anh đang cố gắng tìm một điều tra viên để truy tìm số Bitcoin bꦓị mất của mình. "Rất khó để nói rằng tôi không biết gì về cách số Bitcoin biến mất, nhưng tôi chắc chắn mình đã không tìm hiểu kỹ về nó. Với tiền gửi trong ngân hàng hoặc mua cổ phiếu, bạn có thể hiểu rõ nó được giữ thế nào và ở đâu. Nhưng với tiền điện tử, bạn sẽ rất mơ hồ nếu như không thực sự tìm hiểu kỹ", Eynon nói. "Tiền ảo rất khác với các loại tiền đang thấy, vì nó không thực sự tồn tại".
Bảo Lâm (theo Telegraph)