"Tôi🌺 đang trong hoàn cảnh nợ nần, làm ăn thua lỗ, mất khá nhiều. Đau đầu nhất là khoản vay lãi 200 triệu đồng ở bên ngoài. Họ tính lãi 600.000 đồng một ngày. Tôi lại là lao động chính trong gia đình, hiện nay, mọi 𓄧nguồn thu nhập của tôi đã bị cắt do dịch Covid-19 và không thể khôi phục lại ngay khi hết dịch. Tôi vô cùng mệt mỏi, hôm nào cũng thức đến 4-5h sáng mới chợp mắt được một chút.
Tôi biết phải xoay tiền ở đâu để trả lãi, trong khi bên cho vay 🏅liên tục đòi nợ không thiếu một đồng. Cứ đúng ngày, đúng giờ là họ lại đến đòi. Trong một, hai ngày tới, tôi phải trả cho bọn họ ít nhất khoảng 15 triệu đồng, trong khi hiện giờ trong nhà không có nổi một triệu. Lúc này, tôi vô cùng tuyệt vọng và bế tắc vì toàn bộ đều là tiền làm ăn bị thua lỗ chứ đâu có chơi bời gì?".
Đó là chia sẻ của độc giả Vuong xung quanh câu chuyện "nợ nần mùa dịch". Dịch bệnh bùng phát, các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa suốt một thời gian dài, khiến nhiều người rơi vào tình cảnh túng quẫn, nợ nần. Thu nhập không còn, trong khi số tiền lãi liên tục tăng lên, nhiều người đã buộc phải tìm đến "tín dụng đen" để mong trụ qua đại dịch. Tuy nhiên, khi mà chưa biết ngày nào mới có thể khôi phục kinh doanh, họ ngày càng lún sâu vào vũng lầy nợ nần.
Đồng cảnh ngộ, bạn đọc Daothithanhhang311077 nói về tình cảnh của bản thân: "Dịch này, người kinh doanh là khổ nhất, nếu bỏ hết thì đến khi hết dịch biết𓃲 làm gì để sống, mà cầm cự thì nợ nần chồng chất, thế nên cũng chỉ biết ráng xoay xở, được đến đâu hay đến đó. Tôi là phụ nữ đơn thân, cũng nợ ngân hàng hơn một tỷ đồng, vẫn phải đóng tiền mặt bằng và chi phí trong nhà trên 40 triệu mỗi tháng. Tôi cũng đang phải vay tiền để cầm cự. Giờ cũng chỉ biết cố nợ thêm chút nữa rồi hết dịch 'cày cuốc' kiếm tiền trả dần chứ không thể bỏ 🦹được".
Độc giả Thuydungvt35 chia sẻ suy nghĩ: "Tôi từng trải qua cảm giác thua lỗ, nợ nần, rất đau đớn khi nhìn bao công sức mình sắm sửa, đầu tư đổ sông đổ biển. Tiến không được mà lùi cũng không xong trong khi hàng không bán được. Tôi còn mất cả 50 triệu tiền cọc và 30 triệu tiền đầu tư biển hiệu, nội thất. Hàng quần áo tôi phải thanh lý rẻ, chịu lỗ 70%, mất khoảng 70 triệu đồng tiền hàng. Nói chung, tôi chấp nhận bỏ cuộc, lỗ 400 triệu năm 2020. Hằng đêm, tôi mất ngủ vì tiếc tiền và công sức gần một năm trời. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy mì𒊎nh vẫn còn may vì có chồng gánh cho dù vẫn đang phải trả nợ thua lỗ chưa xong".
Với kinh nghiệm vượt qua cú sốc thua lỗ, nợ nần, bạn đọc Nguyen An gợi ý: "Tôi không có ý khuyên ai đầu tư, nhưng đây là kinh nghiệm của chính bản thân. Việc kinh doanh của tôi cũꦦng bị ảnh hưởng bởi đại dịch, buộc phải đóng cửa công ty. Còn ít vốn, tôi đang đầu tư vào chứng khoán. Tôi có học trên YouTube, nạp thêm các kiến thức về chứng khoán bên ngoài. Sau đó, tôi dùng số vốn còn lại để đầu tư. Hiện tại, thu nhập đem lại cũng đủ cho tôi chi phí sinh hoạt cho gia đình bốn người và có dư ra chút ít. Trong thời điểm này, dòng tiền đổ vào chứng khoán rất lớn, vì vậy các bạn có thể học hỏi trước khi bắt đầu".
Trong khi đó, độc giả Bùi Võ cho rằng, đối mặt là cách tốt nhất để vợt qua khó khăn: "Trước đây, có thời điểm tôi cũng rơi vào hoàn cảnh bi đát, mất mát nhiều thứ, sức khỏe yếu, có lúc chỉ còn nằm thở. Phương pháp của tôi là hoàn cảnh 🎉chưa thay đổi được nhưng suy nghĩ thì có thể. Những thứ bạn đang gặp phải chỉ là khó khăn nhất thời thô꧅i, còn khổ là do suy nghĩ của bạn dẫn lối. Bạn chỉ cần đặt câu hỏi: tại sao trong đại dịch này nhiều người còn khó khăn, mất mát hơn mình nhưng họ lại không dằn vặt bản thân như thế? Có phải là do suy nghĩ của mình không?
Còn về tâm lý, bạn đừng tì꧒m cách trốn tránh thực tại mà hãy chấp nhận nó, tưởng tượng ra những hậu quả xấu nhất có thể xảy đến: vỡ nợ, phá sản... Lúc đầu, bạn sẽ hơi khó vượt qua, nhưng dần sẽ thấy nhẹ nhõm hơn và đến khi nào bạn chấp nhận được thì: 'Ừ, đến thế là cùng, sợ gì!". Và nếu nó xảy ra thật, bạn cũng sẽ không bị suy sụp, quá sốc vì bộ não đã được lập trình từ trước.
Tôi từng mất ngủ gần một năm, nhưng điều đó sẽ không làm bạn chết được. Chính nỗi sợ hãi mới làm bạn mất hết năng lượng. Ngoài ra, tôi cũng khuyên cꩵác bạn hãy nhìn những mảnh đời bất hạnh khác để thấy mình còn rất may mắn. Đây gọi là liệu pháp so sánh may mắn trong khoa học tâm lý. Hãy tin rằng, những điều bạn mất đi hôm nay sẽ quay trở lại dưới những h🅷ình thức khác"
>> Các ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.