Trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 đã gây ra nhiều thương vong ở 10 thành phố trong khu vực chịu ảnh hưởng, khiến hơn 4.000 người chết và hàng nghìn người bị thương, phá hủy hơn 1.700 tòa nhà. Các nhà nghiên cứu ghi nhận hơn 18 dư chấn mạnh từ 4 độ trở lên sau chấn động ban đầu. Trận động đất cũng phá hủy nhiều công trình lịch sử, trong đó nổi bật nhất𓃲 là lâu đài Gaziantep.
Ảnh và video ghi hình lâu đài Gaziantep gần 2.000 năm tuổi vốn là mộ꧑t trong những thành trì nguyên vẹn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy nhiều đoạn tường đá đổ sụp xuống pháo đài. Một số thành lũy ở phía đông, nam và đông nam của lâu đài Gaziantep ở quận trung tâm Şahinbey bị phá hủy, khiến mảnh vỡ rơi rải rác trên mặt đường, theo hãng tin Anadolu. Các rào chắn bằng sắt quanh sân lâu đài nằm phân tán trên vỉa hè xung quanh. Phần tường còn lại bên cạnh lâu đài cũng đổ nát. Ở một số thành lũy, nhiều vết nứt lớn xuất hiện sau trận động đất.
Nhiều phần của lâu đài nằm trên mô đất cao được cho là có niên đại từ thời đế quốc Hittite, nhưng tòa nhà chính được người La Mã xây dựng vào thế kỷ 2 và 3. Sau đó, lâu đài được gia cố và mở rộng dưới thời trị vì của hoàng đế Đôngꦺ La Mã Justinian I, người được mệnh danh là "kiến trúc sư của các lâu đài", theo Bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ. Vòm và tường phía đông của đền thờ Şirvani lâu đời nằm kế bên lâu đài cũng sụp đổ một phần trong trận động đất.
Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đư🍌ợc coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại với một số di tích ꧃khảo cổ quý giá nhất trên thế giới, trong đó có một số Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Trận động đất hôm 6/2 có thể phá hủy cổng phía tây của thành phố cổ đại Aleppo, theo những hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội.
Trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ được phân loại là "động đất lớn". Các trận có cường độ tương tự bao gồm trận động đất năm 2013 ở Pakistan khiến🍷 khoảng 825 người thiệt mạng và tháng 4/2015 ở Nepal, giết chết gần 9.000 người. Theo tiến sĩ Attanayake, sự kiện này dường như là một trong số một loạt trận động đất. Một đường đứt gãy dài khoảng 1.500 km chia tách mảng kiến tạo Á – Âu ở phía bắc với mảng kiến tạo Anatolia ở phía nam đã tạo ra nhiều rung chấn từ 6,7 độ trở lên từ năm 1939.
Khoảng 98% diện tích Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng dễ xảy ra động đất và k🐟hoảng 1/3 đất nước nằm ở nguy cơ cao, bao gồm khu vực xung quanh những thành phố lớn như Istanbul và Izmir cùng vùng Đô𓄧ng Anatolia.
Nguyên nhân là do phần lớn nước này nằm trên mảng kiến tạo Anatolia, giữa hai mảng 🃏kiến tạo lớn là mảng Á - Âu, châu Phi, và mảng nhỏ là Arab. Khi mảng châu Phi lớn hơn và mảng Arab dịch chuyển, Thổ Nhĩ Kỳ bị ép chặt, còn mảng Á – Âu cản trở bất kỳ sự dịch chuyển nào của nước này về hướng bắc. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ nằm trê💞n vài đường đứt gãy.
Đường đứt gãy Bắc Anatolia, nơi mảng kiến tạo Anatolia và Á - Âu giao nhau được ♒cho là đường đứt gãy có sức phá hủy mạnh nhất, chạy từ phía nam Istanbul tới vùng đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ.
An Khang (Theo Ancient Origins)