Tên lửa Hwasong-14 rời bệ phóng.
Triều Tiên hôm 4/7 phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14, được đánh giá là một bước đột phá quan trọng với chương trình phát triển tên lửa của nước này. Tuy nhiên, Hwasong-14 vẫn tồn tại một số khiếm khuyết cần được khắc phục trước khi trở thành mối đe dọa thực sự với Mỹ, theo trang nghiên cứu Triều Tiên 38North.
Chuyên gia phân tích John Schilling cho rằng đầu đạn hồi quyển của tên lửa được phóng lên lần này rất khác so với mẫu tên lửa Hwasong-14 được Triều Tiên công khai hồi năm 2015. Schilling cho rằng Triều Tiên có thể đã thiết kế lại đầu đạn của mẫu Hwasong-14 cũ, hoặc bọc nó trong một lớp chóp có hình dạng khí động học hơn.
Lớp chóp này có th𓆉ể tăng tầm bắn và tốc độ bay của tên lửa so với loại đầu đạn khác, cũng có thể được dùng để bảo vệ nhiều đầu đạn độc lập (MIRV) và mồi bẫy. Tuy nhiên, hình ảnh vụ phóng tên lửa Hwasong-14 cho thấy đầu đạn hồi quyển cỡ nhỏ và nhọn của nó khó có thể mang MIRV, hoặc chỉ sở hữu số lượng rất nhỏ mồi bẫy.
Độ chính xác của tên lửa cũng là điều nghi vấn, nhất là khi Bình Nhưỡng không công bố thông tin này. Để đánh trúng mục tiêu lớn như căn cứ hải quân hay thành phố, động cơ trên✱ ICBM cần được ngắt một cách chính xác và đúng thời điểm. Nếu bị ngắt sớm hơn dự kiến chỉ vài giây, nó có thể lệch mục tiêu đến hàng chục km và trở nên vô dụng. Điều này buộc nhà sản xuất phải liên tục bắn tên lửa để kiểm tra, điều không thể đạt được chỉ trong một vụ phóng thử.
Hoạt động bất thường của lá chắn nhiệt trên đầu đạn hồi quyển là điều rất thường gặp trong quá trình thử ICBM. Nó hiếm khi hư hỏng tới mức làm đầu đạn bị phá hủy trong khí quyển, nhưng có thể gây൩ lệch đường bay, dẫn tới trượt mục tiêu hoàn toàn. Bình Nhưỡng sẽ phải thực hiện thêm vài lần phóng tên lửa để hoàn thiện bộ phận này.
Ông Schilling khẳng định một vụ thử duy nhất không thể chứng minh💮 độ tin cậy của Hwasong-14. Bên cạnh đó, kíp vận hành cũng chưa chứng tỏ khả năng sẵn sàng chiến đấu thực tế, nhất là khi đối mặt với các đợt tấn công phủ đầu của Mỹ và Hàn Quốc. Họ sẽ cần luyện tập rất nhiều để có thể triển khai và thu hồi tổ hợp Hwasong-14 một cách hiệu quả.
Bình Nhưỡng có thể cần một đến hai năm nữa để hoàn thiện tên lửaꦯ Hwasong-14, bảo đảm độ tin cậy và khả năng đánh trúng các mục tiêu ở Bắc Mỹ trong điều kiện chiến tranh. Hiện nay, nó vẫn chỉ là một mối đe dọa chưa rõ ràng với lãnh thổ Mỹ.
"Tỷ lệ thành công của vụ phóng Hwasong-14 tiếp the𝔉o là 50-50. Nó có thể không rời bệ phóng, phát nổ ngay khi xuất phát hoặc chẳng đánh trúng mục tiêu nào. Nhưng Hwasong-14 cũng có thể hủy diệt một thành phố, trong khi không quốc gia nào chắc chắn về khả năng tiêu diệt quả đạn này. Nếu mục tiêu của Triều Tiên là răn đe đối phương, một vụ thử như vậy đã hoàn thành mục đích của họ", ông Schilling nhận định.
Tử Quỳnh