Đó là những bảo tàng, thư viện hay các đền đài được bảo vệ nghiêm ngặt. Thế nhưng, chính sự bí ẩn này thôi thúc khách du lịch muốn ghé thăm. Dưới đây là một số điểm đến ඣnhư vậy.
1. Hang Lascaux, Pháp
Lascaux là quần thể hang động nổi tiếng nằm ở phía tây nam nước Pháp với những bức tranh vẽ trên đá từ thời kỳ đồ đá cũ. Từng được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, quần thể này có tới gần 900 hình ảnh những động vật lớn với niê🎃n đại khoảng 17.300 năm tuổi.
Từ năm 1963, duy nhất một nhân viên bảo vệ được phép ra, vào hang chꦏỉ một lần mỗi tuần. Toàn bộ khách du lịch không được phép tham quan vì hang động bị nấm mọc tràn lan không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, việc quá nhiều khách ghé thăm cũng khiến hang bị hư hại.
2. Đảo ma Poveglia, Italy
Sự tồn tại của hòn đảo nằm gi♏ữa Venice và Lidon (Italy) dường như chỉ gắn với bệnh dịch, lưu đày và chết chóc. Những trận hỏa táng hàng nghìn bệnh nhân dịch hạch bị đày ra 🧸đây, kể cả còn hấp hối hay đã chết đều bị thiêu ở trung tâm đảo những năm 1348 và 1630.
Năm 1922, đảo được trùng tu thành viện tâm thần và hơn 45 năm sau bị đóng cửa. Hòn đảo không người ở, lại chứa quá nhiều cái chết này bị cho là có ma ám. Do vậy, Poveglia lại càng hấp dẫn du khách tò mò. Hiện nay, không ai được phép lên đảo, kể ꦡcả ý định trùng tu thành viện tâm thần mới cũng bị dừng lại không lý do.
3. Nhà thờ Đức mẹ Mary của Zion, Ethiopia
Nhà thờ Đức mẹ Mary của Zion ở tỉnh Tigray, Ethiopia t🍎uyên bố đang lưu giữ vật Thánh quan trọng nhất của một tôn giáo đã mất tích từ lâu. Đó chính là Hòm giao ước - vật phẩm được tạo nên bởi Chúa trời.
Nhà thờ tuyên bố chiếc hòm quý báu này do vua Menelik I mang tới Ethiopia khi ông đến thăm vua cha Solomon. Chính vì tuyên bố này và tính thiêng liêng của ♔Hòm giao ước, không một ai được phép v💦ào hay thậm chí lại gần nhà thờ. Duy nhất chỉ có một vị Cha xứ được phép ra vào thăm nom nơi đây.
4. Thư viện kín Vatican, Vatican
Từ thế kỷ 17, thư viện kín này bị tách khỏi Thư viện Vatican và chỉ Giáo hoàng cùng một số nhà học giả nhất định được phép ra vào nơi đây. Thư viện lưu trữ khoảng hơn 35.000 loại tài liệu quan trọng như giấy tờ quốc gia, thư từ, sổ sách k💃ế toán của Giáo hoàng và nhiều tài liệu quý báu được tích trữ qua hàng thế kỷ🉐.
Dù không được phép ra vào, người ngoài vẫn có thể mượn tài liệu cần thiết để sử dụng. Tuy nhiên𒁃, những tài liệu này đều phải có niên đại trên 75 năm tuổi nhằm bảo vệ thông tin quốc gia.
5. Bảo tàng An ninh giáo dục Giang Tô, T𓆉rung Quốc
Bảo tàng này chứa các tài liệu mật về lịch sử hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Những tài liệu và bộ sưu tập các loại súng ngắn siêu nhỏ, súng cải trang hình son môi, máy ảnh thu nhỏ, máy nghe trộm, tiền kim loại rỗng ruột có thể che giấu tài liệu và bản đồ ẩn trong bộ bài ở đây có tuổi gần 6🌱5 năm. Bảo tàng cấm hoàn toàn việc chụp ảnh bên trong và chỉ người Trung Quốc mới được phép vào.
6. Đảo Niihau ở Hawaii, Mỹ
Niihau là hòn đảo lớn thứ 7 ở Hawaii, hiện nay vẫn có người sinh sống. Hòn đảo không có đường bằng, hàng quán, điện, ống dẫn nước và chỉ một trường học tồn tại nhờ năng lượng mặt trời. Từ 1915, toàn bộ đảo bị đóng cửa để bảo tồn văn hóa bản địa và các dân tộc. Ngay cả người thân của dân cư sống trên đảo cũng phải có giấy ph🌞ép đặc biệt mới được vào.
7. Đền Ise Vĩ đại, Nhật Bản
Ise Vĩ đại là ngôi đền thiêng liêng và quan trọng nhất theo đạo Shinto của Nhật Bản. Toàn bộ khu đền có 2 điện chính được tôn tạo đều đặn cứ mỗi 20 năm và khoản🐟g 125 đền lớn nhỏ xung quanh. Việc ra vào đền thờ rất nghiêm ngặt.
Những người đến đây phải 🌸là là sư thầy hoặc sư cô và là thành viên của hoàng tộc Nhật Bản. Du khách tới đâyꦫ chỉ có thể chiêm ngưỡng những mái tranh ẩn hiện sau 4 hàng rào gỗ cao.
8. Câu lạc bộ 33 - Disneyland, Mỹ
Câu lạc bộ 33 🧜là quán ăn chỉ dành riêng cho thành viên nhà hàng, nằm ở quảng trường New Orleans trong Disneyland. Nhà hàng 5 sao đặc biệ🔜t này có một phòng tranh, phòng ăn chính và phòng danh hiệu.
Để vào nhà hàng, mỗi thành viên câu lạc bộ phải tr༒ả khoản phí ban đầu 27.500 USD và cả lệ phí duy trì 6.100 USD mỗi năm. Tuy nhiên, dù sẵn sàng rút ví, bạn vẫn phả💜i xếp hàng trong "danh sách chờ" đã có từ cách đây 14 năm.
Diệp Thảo