Trong một chuyến đi gần đây, tôi quan sát và muốn chia sẻ về những điểm đặc biệt của người Mỹ trong việc sử dụn💞g xe hơi. Vì điều kiện kinh tế, phần đông người Việt dùng xe máy. Nhưng người Mỹ thì khác. Ôtô chính là đôi chân của họ, không có ôtô thì không thể sinh sống và làm ăn được gì. Chả thế với 350 triệu dân, có tới khoảng 300 triệu chiếc xe lưu hành. Trong khi ở Việt Nam bình quân 50 xe trên 1.000 người dân, với tổng số ôtô hơn 5 triệu chiếc.
Đặc biệt, nhiều người Mỹ không quan tâm biển kiểm soát (BKS) xe "xấu, đẹp, hên, xui". Vì "BKS là của cơ quan chức năng", giao cho chủ xe gắn vào xe khi đăng ký lưu hành. BKS không chỉ có các số, mà còn có khá nhiều chữ. Thế nên g⭕ọi "biể🌃n số" là không chuẩn. Mà phải gọi BKS mới chính xác. Tên mỗi tiểu bang cấp BKS, đều được ghi đầy đủ. Thí dụ tiểu bang California, hay tiểu bang New Jersey...
Còn khác biệt nữa là các chủ xe được cơ quan chức năng giao hai BKꦏS, để gắn phía đầu và phía đuôi xe. Song, họ không bắt buộc chủ xe phải gắn BKS phía đầu xe. Thế nên tháng 6, tôi được sang Mỹ và quan sát thực🎃 tế thấy không ít xe ô tô không gắn BKS phía đầu xe.
Về đường cao tốc ở Mỹ hầu hết đều có đầy đủ "dải an toàn" và "làn dừng xe khẩn cấp", với tối thiểu 4 làn xe chạy (mỗi chiều đi tối th💯iểu là 2 làn xe). Chiều rộng "dải phân cách giữa" và chiều rộng "dải an toàn" đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nên không sợ bị lóa mắt người lái xe ban đêm. Do đó, không có chuyện trồng cây xanh cao um tùm trên dải phân cách giữa như 🎀một số đường cao tốc ở nước ta, vừa gây ra tốn kém nhân công chăm sóc (cây xanh); vừa không có lợi với trật tự trị an.
Đối với địa hình đồi núi thì hai chiều đường thường lệch cốt (cao độ) với nhau ꦗgiữa chiều đi và chiều về, để tiết kiệm khối lượng đào đꦚất, đá... khi thi công xây dựng đường cao tốc.
Trường hợp đầu tư phân kỳ, họ đã mở thật rộng "dải phân cách giữa", để hiện tại có 4 làn xe. Tương lai đầu tư thi công xây dựng sáu, hay tám làn xe sẽ rất dễ dàng, không phải loꩲ "giải phóng mặt bằng" hai bên đường.
Độc giả Nguyễn Thành Lập