Trong số những người đang hối hả bước đi tại khu phố Shibuya nhộn nhịp ở trung tâm thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ít ai nhận ra dưới chân họ là hai con sông 🌌cổ Uda và Onden. Dưới mặt đường bê tông và ánh đèn neon, Tokyo là thành phố được xây dựng trên mặt nước.
Là một làng chài trước khi trở thành trung tâm chính trị, quyền lực của Nhật, bộ mặt của T꧃okyo với 37 triệu dân hiện nay phụ thuộc rất lớn vào việc quản lý đường thủy.
Trong khi các thành phố lớn như Seoul ở Hàn💃 Quốc hay Chicago ở Mỹ tìm cách hồi sinh những dòng sông trong nội đô để hưởng lợi ích to lớn về kinh tế, môi trường, Tokyo lại q𓆏uay lưng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch của mình.
Những con suối bị lấp đi, thay vào đó là đường cao tốc. Đường thủy, phương thức vận tải chính một thời của thành phố và cũng là nét đặc trưng văn hóa c☂ủa Tokyo xưa, giờ chỉ còn là những con sông và kênh rạch bẩn thỉu.
Quan sát Toky𝔍o từ trên cao, người ta 💛có thể nhận ra ít nhất một trong 4 con sông lớn đổ về thành phố, đó là Arakawa, Sumidagawa, Edogawa và Tamagawa. Nhưng bên cạnh đó, Tokyo còn có hơn 100 con sông tự nhiên và kênh đào nhân tạo khác đang lặng lẽ chảy dưới lòng thành phố nổi tiếng vì bê tông cốt thép.
Công tác quy hoạch đường thủy đã khiến Edo, tên gọi cũ của Tokyo, có diện tích lớn hơn London vào năm 1700. Nhiều kho hàng được dựng lên dọc vịnh Tokyo, hàng hóa được chở trên sông và kênh đào như trên đường bộ ngày nay, đi qua các nhà há💖t, tiệm trà đạo và khu đèn đỏ.
Thời đó, những người khách từ châu Âu đã so sánh Edo với các thành phố sông nước nổi tiếng trên lục địa của mình. "Mọi thứ ở Edo t꧙hể hiện sự hài hòa yên ả", Aime Humbert, đặc phái viên Thụy Sĩ mô tả thành phố g🍸iai đoạn 1863-1864.
Ngày nay, vẫn còn m🎉ột số bằng chứng cho thấy nước đang chảy dưới lớp bê tông của thành phố. Nhữnꦰg vành đai cây xanh dọc một số con đường cho thấy nó được xây dựng trên dòng suối đã bị chôn lấp, hay các ngôi đền và nghĩa trang từng là suối hay ao.
"Từ khi Tokyo hiện đại hóa, vai trò của nước đã biến mất", giáo sư Hidenobu Jinnai, đại học Hosei, nhận xét. "Nhưng ký ức và 𓂃hình ảnh của nó vẫn tồn tại đến ngày nay và là một yếu tố quan trọng để tìm hiểu bản sắc của Tokyo".
Trận đại địa chấn Kanto năm 1923 bắt đầu cho quá trình chôn lấp những dòng sông trong thành phố. Các nhà quy hoạch cho xây 🅺dựng lại thành phố với phong cách đậm nét phương Tây. Cuộc tái thiết sau Thế Chiến II khi Tokyo bị thiêu rụi và sau đó là Thế vận hội Olympic 1964 đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt sông nước của thành phố, nhưng không phải theo cách tốt hơn, Jinnai nói.
"Thế vận hội Tokyo năm 1964 khiến 'thành phố nước' Tokyo biến mất", ông nói. "Chất lượng nước của Tokyo tệ hơn bởi ô nhiễm. Đường cao tốc phủ lên nhiều tuyến đư♕ờng thủy, vịnh Tokyo, công nghiệp hóa, giao thông, vận tải... là những nguyên nhân khiến người ta dần xa lạ với nước".
Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng giao thông buộc Tokyo phải chấp nhận cái giá là từ bỏ hệ thống kênh rạch. Các tuyến đường cao tốc nhiều làn được xây dựng ngay trên mặt sông để giảm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Sông Nihonbashi và cầu Meiji là "nạn nhân" của thời kỳ này, nhưng ả𓂃nh hưởng của việc bê tông hóa t♛ới hệ sinh thái và nền kinh tế thậm chí còn tàn khốc hơn.
Việc cắm những trụ bê tông xuống các con sông và kênh rạch vốn ô nhiễm nhiều năm do nước thải sinh hoạt và công nghiệp, càng khiến tình trạng ứ đọng và tắc nghẽn dòng chảy trầm trọng thêm, cũng như khiến tàu thuyền không thể hoạt động trên nhi꧋ều tuyến đường thủy.
Kết quả là một số dòng suối bị coi là "ô nhiễm không thể phục hồi" và bị lấp bằng phế thải xây dựng, cuối cùng là đổ bê tông lên trên. Những kênh rạch hôi thối, đầy bùn được cống hóa để biến thành đường bộ, biện pháp đơn giản thay thế dạng ôꦛ nhiễm này sang dạng ô nhiễm khác, theo các chuyên gia.
𓄧Điểm sáng duy nhất là sự phát triển của hệ thống nước thải hiện đại ở Tokyo, góp phần ngăn chặn ít nhất một dạng ô nhiễm xâm nhập vào hệ thống nước.
Tokyo gần đây đã có những nỗ lực hồi sinh hệ thống sông ngòi, điển hình là dự án cải tạo đất Odaiba. Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế những năm 1980, thành phố đã biến các ph🦩áo đài nhỏ trong hệ thống phòng thủ ở Vịnh Tokyo thành hai đảo nhân tạo để tiến hành các dự án lớn bất động sản lớn. Khủng hoảng kinh tế khiến khu vực này bị bỏ hoang tới thập niên 1990, sau đó các khách sạn, công ty mọc lên, biến Odaiba thành điểm đến của ngành giải trí công nghệ cao thu hút khách du lịch.
Trong lúc Tokyo đang chuẩn bị cho Thế vận hội 2020, một số người kêu gọi thành phố đánh giá lại vai trò của nước. Công viên biển Odaiba được xây dựng để tổ chức các sự kiện bơi lội đường trường và ba môn phối hợp, đòi hỏi giải quyết tình trạng nước chất lượng ké𓂃m ở Vịnh Tokyo.
Ngoài ra, chính quyền còn c🎃ó tham vọng phá hủy cầu vượt Nihonbashi, biến nó thành đường hầm dưới s💯ông. Hồi đầu tháng 6, chính phủ Nhật công bố đánh giá môi trường về tác động của đường hầm và đơn vị tư vấn kỹ thuật bắt đầu xây dựng đề án thiết kế.
Thành phố cũng 💫lên kế hoạch tăng đội tàu vận tải đường thủy, mở các tuyến taxi nước và xe buýt nước.
"Kênಞh rạch là giải pháp tuyệt vời để phát triển giao thông và kiểm soát hiệu ứng đảo nhiệt đô thị", Norihisa Minagawa, kiến trúc sư kiêm đồng sáng lập Suribachi Gakk🐻ai, nhóm đi bộ vì môi trường ở Tokyo, nói.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất với Tokyo khi🔴 hồi sinh hệ thống kênh rạch và đường thủy không phải là tiền, mà là sự thờ ơ của người dân. Việc đưa người dân kết nối với hệ thốn💜g đường thủy sau nhiều thập niên bị lãng quên không phải là nhiệm vụ dễ dàng.
"Rất khó để thúc đẩy người dân và chính phủ", Minagawa nói. "Vốn đầu tư không nhiều, bởi nếu người ta muốn thì mọi chuyện rất dễ dàng. Đó cũng không phải là dự án khó khăn và phức tạp, bởi t𒀰iền không phải vấn đề. Vấn đề ở chỗ cả hệ thống chính quyền và người dân không quan tâm. Đó là lý do công tác tuyên truyền rất quan trọng".
Để tìm cảm hứng, nhiều người thành thị ở Tokyo đang nhìn vào các thành phố khác trên thế giới. "Ở Treviso, miền bắc Italy, hệ thống kênh đào trải khắp thành phố. Họ thậm chí không sử dụng chúng để làm du lịch. Nó chỉ đơn giản 🌳làm phong phú thêm cho đời sống đô thị", Ji🌃nnai nói.
"Khu vực bến tàu ở Lon💎don và sự hồi sinh gần đây ꦫcủa sông Thames cũng như hệ thống kênh đào ở Milan là ví dụ tham khảo sinh động cho Tokyo", ông nói.
Hồng Hạnh (Theo Guardian)