Tiêm kích Su-47 biểu diễn khả năng cơ động hồi năm 2005. Video: Wings of Russia.
Ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô từng cho ra đời nhiều loại vũ khí đầy uy lực, có khả năng đe dọa nghiêm trọng tới các lực lượng Mỹ và đồng minh. Chi phí đắt đỏ và nhu cầu thay đổi liên tục khiến chúng không được đưa vào sản xuất hàng loạt, nhưng vẫn có nhiều công nghệ được tận dụng để phát triển nhiều siêu vũ khí cho quân đội Nga trong thế kỷ 21, theo Sputnik.
Tàu ngầm 'Cá vàng'
🧔Tàu ngầm hạt nhân tấn công Đề án 661 "Anchar" vẫn giữ kỷ lục là tàu ngầm nhanh nhất thế giớꦚi, có thể đạt tốc độ tối đa 83 km/h khi lặn.
Khi dự án khởi động vào năm 1959, các nhà thiết kế không được phép sử dụng các công nghệ tàu ngầm trước đó, buộc họ phải nghĩ ra hàng loạt công nghệ tiên tiến cho Đề án 661, nhưng đồng thời cũng làm chậm 🔯quá trình phát triển. Phải 10 năm sau, chiếc tàu ngầm đầu tiên và duy nhất mang mã hiệu K-162 thuộc Đề án 661🦋 mới được đưa vào biên chế.
K-162 là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới sử dụng vỏ hoàn toàn bằng titan. Nó được trang♛ bị 10 ống phóng chứa tên lửa hành trình chống hạm P-70 Ametist với tầm bắn 65 km, cùng 12 ngư lôi cỡ 533 mm. Sau khi bắn hết tên lửa, tàu buộc phải trở về cảng để nạp đạn, quy trình này không thể tiến hành ngoài khꦜơi như nhiều tàu ngầm khác trong biên chế Liên Xô.
Tàu ngầm K-162 ra khơi huấn luyện. Video: Bộ Quốc phòng Nga.
Nhiệm vụ của K-162 là tung đòn đánh chớp nhoáng vào nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ và thoát l🍒y trước khi đối phương kịp phản ứng, nhờ tốc độ dﷺi chuyển còn nhanh hơn các loại ngư lôi của Mỹ khi đó.
Vấn đề lớn nhất với Đề án 661 chính là chi phí chế tạo quá cao, phần lớn nằm ở lớp vỏ titan rất đắt đỏ, dẫn tới việc nó bị đặt biệt danh "Cá vàng". Bên cạnh đó, tàu phát ra tiếng ồn rấ🎃t lớn khi cơ động tốc độ cao, khiến các hệ thống định vị thủy âm của đối phương dễ dàng phát hiện và đánh chặn từ xa.
Chiếc K-162 bị loại biên chỉ sau 20 năm sử dụng. Tuy nhiên, nhiều công nghệ của nó đã được ứng dụng trên các tàu♓ ngầm tấn công Đề án 705 "Lira", Đề án 670 "Skat" và Đề án 945 "Barrakuda" của Nga sau này.
'Quái vật biển Caspian'
Tàu lai máy bay (ekranoplan) là phương tiện di chuyển với tốc độ cao, ứng dụng "hiệu ứng mặt đất" để tạo lực nâng. Liên Xô th♑iết kế ekranoplan lớp Lun từ năm 1975, nhưng chỉ có một chiếc được chế tạo với mã hiệu MD-160, đưa và𓂃o biên chế Hạm đội Biển Đen năm 1987 và phục vụ trong vòng chưa đầy 10 năm.
Tàu đư🌄ợc trang bị 6 tên lửa diệt hạm siêu thanh P-270 Moskit, mỗi quả có tầm bắn 120 km và mang đầu đạn nổ mạnh nặng 300 kg. 🍬Mục tiêu chính của khí tài này là nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, khi chỉ cần ba quả Moskit là đủ để vô hiệu hóa, thậm chí là đánh chìm một hàng không mẫu hạm.
MD-160 có thể tiếp cận mục tiêu với tốc độ tới 550 km/h, vượt xa các loại tàu biển thông thường, trong khi độ cao hành trình chỉ 4 m so với mặt biển khiến radar tàu chiến gần như không thể phát hiện được nó. Kích thước khổng lồ và u🅺y lܫực khiến MD-160 được đặt biệt danh "Quái vật biển Caspian".
Cũng giống nhiều dự án vũ khí khác của Liên Xô, giá thành chế tạo và vận hành đắt đỏ khiến ekranoplan lớp Lun không được sản xuất hàng loạt và sớm bị loại biên. Tuy nhiên, các nhà thiết kế MD-160 tuyên bố đã bắt đ🐓ầu dự án phát triển một phiên bản ekranoplan hiện đại từ năm 2015.
Tiêm kích cánh ngược Su-47 'Đại bàng vàng'
Việc thu giữ được nguyên mẫu máy bay ném bom cánh ngược Ju-287 của phát xít Đức trong Thế chiến II khiến Liên Xô nảy sinh ý tư🍒ởng phát triển tiêm kích dựa trên thiết kế đặc biệt này. Tuy nhiên, khó khăn về công nghệ khiến dự án chỉ được khởi động vào năm 1983 và do Viện thiết kế Sukhoi đảm trách.
Việc Liên Xô tan rã khiến ngân sách cho dự án này bị cắt đứt, nhưng tập đoàn Sukhoi quyết định tự bỏ vốn r🍨iêng để tiếp tục phát tri💜ển. Ngày 25/9/1997, nguyên mẫu tiêm kích cánh ngược mang định danh S-37 thực hiện chuyến bay đầu tiên. Đến năm 2002, không quân Nga quyết định đổi tên nó thành Su-47 "Berkut" (Đại bàng vàng).
Thiết kế cánh ngược mang 🦂lại ưu thế về lực nâng, khả năng cơ động cao và giảm độ dài cất hạ cánh so với cánh xuôi truyền thống. Điều này khiến nhiều chuyên gia tin rằng Su-47 sẽ trở thành tiêm kích hạm tương lai của hải quân Nga.
Để khắc phục nhược điểm chung của thiết kế cánh ngược là phân bố lực không đều dẫn tới gãy cánh, Sukhoi sử dụng vật liệu composite được xử lý kỹ để chế tạo cánh, cho phép máy bay giữ những tính năng𝔍 khí động học ưu việt.
Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ đầu tꩵhế kỷ 21 khiến thiết kế Su-47 dần tỏ ra hụt hơi. Dù vật liệu composite chiếm tới 90% thân vỏ, cánh Su-47 vẫn tiềm ẩn nguy cơ gãy rời khỏi thân nếu bay với tốc độ quá cao.
Giá thành đắt đỏ trong bối cảnh kinh tế Nga gặp nhiều kh🍒𝓰ó khăn cũng khiến Su-47 không được sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại của nó đã được áp dụng hiệu quả cho máy bay tàng hình Su-57 của Nga sau này.
Xe tăng 'Đại bàng đen'
Object 640🐓 "Đại bàng ꦆđen" là nguyên mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực được Liên Xô nghiên cứu vào cuối thập niên 1980, sau đó Nga tiếp tục phát triển trong thập niên 1990. Loại xe này sử dụng khung gầm xe tăng T-80U kéo dài và trang bị tháp pháo mới. Object 640 dường như có giáp mặt trước rất dày, được hỗ trợ bởi giáp phản ứng nổ Kaktus.
Tháp pháo Object 640 có dáng góc cạnh, cùng một khoang hình hộp ở mặt sau, khác với thiết kế truyền thống của xe tăng chủ lực Liên Xô. Một số nguồn tin cho rằng Đại bàng đen không sử dụng hệ thống nạp đạn nằm trong khoa🤡ng chiến đấu, mà đặt nó ở khoang💟 hình hộp phía sau. Bộ phận này có cửa định hướng luồng nổ giống xe tăng phương Tây, hạn chế tối đa thiệt hại cho tổ lái và xe tăng trong trường hợp nổ khoang đạn.
Dự án Đại bàng đen bị chính thức hủy bỏ vào năm 2001 do thiếu ngân sách, cũng như độ tin cậy trong thiết kế. Chỉ ﷽có một số công nghệ được tập đoàn Uralvagonzavod thu thập và ứng dụng cho nền tảng chiến đấu đa năng Armata, với sản phẩm là xe tăng chủ lực T-14 và xe chiến đấu bộ binh T-15.
Máy bay không gian MiG-105
MiG-105 là mẫu phi cơ không gian nằm trong dự án "Spiral" do Liên Xô phát triển để đối đầu với dự á🃏n X-20 Dyna-Soar của Mỹ. Nó được phóng từ trên không, sử dụng tên lửa nhiên liệu lỏng để lên quỹ đạo, giúp giảm chi phí vận hành ꦦso với phóng từ mặt đất.
Dự án nhanh chóng bị hủy b𝓀ỏ sau khi Moskva tập trung vào nghiên cứu tàu con thoi Buran. Chỉ có một nguyê🏅n mẫu MiG-105 được chế tạo, hiện đang nằm tại bảo tàng không quân trung ương ở ngoại ô thủ đô Moskva.