NEET (Not in Education, Employment, or Training) - một thuật ngữ từng được người Anh đưa ra để chỉ một bộ phận trẻ không đóng góp sức lao động cho xã hội hay tham gia các hoạt động giáo dục hoặc đào tạo, là những người tách ra khỏi sự cạ🧸nh tranh xã hội, không có thu nhập kinh tế, hoàn toàn "ký sinh" vào gia đình.
NEET là vấn đề xã hội trên toàn thế 💮giới, với trọng tâm là giới trẻ ở các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, mức sống cao. Tại Mỹ, họ được gọi là những đứa trẻ Boomerang, sau khi tốt nghiệp lại trở về ngôi nhà mà mình từng sinh ra và lớn lên, tiếp tục sống dưới sự chăm sóc, hỗ trợ tài chính của cha mẹ để duy trì cuộc sống.
Ở Pháp, đó là những cô cậu Kangaroo, được bố mẹ nuôi kể cả khi đã đến tuổi trưởng thành. Ở Trung Quốc, đó là những đứa trẻ "to xác" không thể nào tự độc ❀lập về kinh tế, cần sự bảo bọc của cha mẹ. Trong số đó, "những đứa trẻ" sinh ra sau năm 1990 trở thành "nhân lực mới" của nhóm NEET, bởi họ chủ yếu trong giai đ🍷oạn chuyển tiếp giữa việc học tập sang lập nghiệp.
Nhiếp ảnh gia Liz Calvi, Mỹ từng phát hiện ra rằng nhiều cựu học sinh của mình, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không những không tìm được việc làm, mà thay vào đó, mang theo một khoản nợ từ thời sinh viên về quê nhàౠ và sống dựa vào cha mẹ. Trong một bức ảnh được anh ghi lại vào năm 2014, một chàng trai tên Andrew sống trong ngôi nhà của bố mẹ anh ở Calvi (Pháp). Andrew chia sẻ: "Dù khó mà tin được điều này là sự thật, nhưng t🦩ôi chẳng có lựa chọn nào tốt hơn".
Một số những người trẻ hiện nay ngại ngần đưa ra lựa chọn của riêng mình vì có lý tưởng cao cho công việc, tuy nhiên khi đối mặt thực tế và gặp thất bại trong công việc đầu tiên, họ tự biến mình trở thành "quả dâu tây" - hấp dẫn nhưng dễ tổn thương, bóng bẩy nhưng lại dễ méo mó, dập nát vì áp lực dù là nhỏ. Thay vì đối mặt với vấn đề việc làm một lần nữa, họ trở nên giữ khoảng cách với xã hội, dù không ít trong số đó có trình độ học vấn cao. Với những lý do đó, họ trở về nhà, được cha mẹ giang tay đón nhận. Ở gia đình, họ s𓆉ống cuộc sống vô ưu, không cần phải băn khoăn về việc có phù hợp với xã hội hay không.
"Ra đường trông cậy vào bạn bè, ở nhà dựa vào bố mẹ", câu này mang ý nghĩa nhờ cậy sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình để🐻 phát triển bản thân, tuy nhiên ý nghĩa câu nói này lại bị trệch đi ở nhiều gia đình hiện đại, có ít con, thậm chí được hiểu theo hướng đứa con có cha mẹ để nương tựa, không cần phải ra ngoài xã hội.
3 🐻bậc phụ huynh Trung Quốc dưới đây đều có con lứa tuổi 9X, và đều lâm vào tình trạng "nuôi con đến già":
Người mẹ họ Bàng, 52 tuổi, ở Tứ Xuyên. Con trai cô, Tiểu Bàng, sinh năm 1991, sau khi tốt nghiệp trung học chỉ ở nhà. Cô chia sẻ:
Gia đình chúng tôi kinh tế không tốt lắm. Thu nhập gia đình ba người chỉ ở mức sinh hoạt tối thiểu. Chồng tôi 🧸từng bị bệnh nặng, sau được bố trí cho làm bảo vệ. Bởi vì không quen việc, sau một năm, anh ấy nghỉ làm. Tôi ở nhà làm nội trợ, giờ con trai cũng ở nhà. May mà chúng tôi còn có căn nhà nhỏ, có thể sống qua ngày.
Chúng tôi không dám ăn hàng, chủ yếu mua đồ ăn về nhà nấu. Con trai cũng thế, nó 💛bữa nào cũng ăn ở nhà. Ra ngoài tốn tiền nên thằng bé không đi chơi. Vài năm 🐽nay nó cũng không mua quần áo mới.
Nhiều người nói với tôi, gia cảnh như thế, tại sao không bắt con ra ngoài tìm việc làm? Thằng bé chân taꦏy lành lặn, sao không đi kiếm tiền phụ giúp gia đình? Thực tế là, thằng bé cũng chịu khó làm việc chăm chỉ, chỉ là cuộc sống quá khó khăn.
Cách đây một thời gian, có người hỏi con tôi có muốn làm ở công trường xây dựng 🍌hay không, họ không yêu cầu bằng cấp. N💙hưng thử nói xem, đứa trẻ thành phố ở nhà chỉ quen làm việc nhà, ra môi trường lao động vất vả như vậy, có làm nổi không?
Năm ngoái, có một công việc phù hợp với con tôi tại một công ty bất động sản. Đó là một công việc tốt, chỉ cần tốt nghiệp trung học, mỗi ngày đều ăn mặc lịch sự. Tôi đã để con trai đi thử. Công ty cấp cho thằng bé một chiếc xe đi lại. Thời gian đó, tôi mừng thầm khi thấy con làm việc khá chăm chỉ, đi sớm về muộn. Thế nhưng một ngày, tôi thấy nó đi bộ về nhà. Tô𓃲i hỏi con: "Xe đâu", nó nói công ty thấy rằng nó không pওhù hợp, đã thu xe lại và cho nó nghỉ việc.
Người bạn giới thiệu công việc cho con tôi đã nói rằng con trai tôi gặp vấn đề trong giao tiếp với mọi người, không có kꦗỹ năng bán hàng. Tôi hiểu con trai mình vài phần: nó đã ở nhà 10 năm, giờ đây không tự tin khi ra ngoài giao tiếp. Cũng trách chúng tôi đã không chuẩn bị trước cho con, nhưng tôi nói với con rằng có thể đợi, còn nhiều cơ hội khác. Nhưng giờ đây con tôi ngại va chạm xã hội. Thật sự, không có cách nào rèn sắt thành thép, không thể nào.
Tôi thấy là,꧂ chỉ cần chúng tôi sống tằn tiện, cả nhà sẽ không đói. Sau này con trai lấy vợ, chỉ cần chọn một cô gái nông thôn giản dị, thế là ổn. Con trai tôi thì chủ động làm việc nhà mỗi ngày, không gây ra vấn đề rắc rối như những cậu thanh niên khác. Ừ thì cuộc sống nghèo 💖khó, nhà nhỏ, nhưng đời sống đơn giản, hạnh phúc. Nhiều người hỏi tôi mai sau già và chết đi thì con trai sẽ ra sao. Thành thật mà nói, đó là chuyện của vài chục năm nữa. Tôi nghĩ cứ sống tốt cho hiện tại đã.
Lối sống của gia đình c🅺ô Bành được gọi tên là "bầu bạn với người già", có nghĩa là con cái ở cùng bố mẹ già, theo một quan hệ hai chiều: con chăm sóc bố mẹ, bố mẹ nuôi con cơm ăn, áo mặc.
Người mẹ họ Giang, 55 tuổi. Con gái của cô tên Tiểu Văn sinh năm 1991, hoàn thành chương trình thạc sĩ ở nước ngoài, hiện đã về nước. Cô chia sẻ:
Mỗi khi ai đó hỏi tôi về công việc của con gái, tôi nói rằng gầ🌄n đây con bé có đi phỏng vấn một vài nơi, không cần phải lo cho nó. Nhưng thực ra tôi thấy rất lo âu, mệt mỏi. Nó đã có bằng cao học được 2 năm, tại sao không thể tìm được việc làm? Tôi nghi ngờ nó không nghiêm túc tìm kiếm công việc.
Con gái tôi đã có lý tưởng của riêng mình từ khi nó còn nhỏ, kết quả học tập luôn tốt, tôi không có gì phải lo lắng cả. Tôi ly dị từ khi con còn nhỏ, con bé sống với mẹ. Để con chú tâm học hành, tôi hỗ trợ꧋ cho con hết mức có thể về kinh tế. Nếu con muốn đi học nước ngoài, tôi sẽ lấy tiền tiết kiệm cho nó đi. Khi con bé đỗ đạt, tôi nghĩ: Thật tốt, các cô gái cần phải có bằng cấp, chúng sẽ giúp ích rất nhiều. Nhưng sau khi học xong đến giờ, con vẫn chưa có bất cứ sự thay đổi nào.
Tôi đã lo lắng và hỏi con nghĩ gì. Lúc đầu💮, con bé nói dự định theo học tiến sĩ. Vào thời điểm đó, tôi cho rằng con bé thật biết tính toán🉐, thật tốt khi có thể lấy bằng tiến sĩ ở nước ngoài. Nhưng một tháng sau, con bé lại nói rằng nó sẽ tạm thời sang nước ngoài làm việc với các bạn, điều này sẽ có ích cho công việc sau này.
Thật bất ngờ, sau 3 tháng, con tôi trở lại Trung Quốc, nói rằng học tiến sĩ không phải là lựa chọn tốt, nó muốn tìm việc làm. Tôi khi đó rất hạnh♋ phúc. Con bé trước nay toàn đi học, chưa hề va chạm tìm công việc, vì thế, tìm kiếm một việc làm sẽ là một bước ngoặt trong cuộc đời nó, rất đáng để khích lệ.
Kết quả là, nó bí mật phung phí tiền, xin visa và bay đến New Zealand để... hái dâu. Sự việc này làm tôi vô cùng bực mình. Tôi gọi cho nó, h🐈ỏi rốt cuộc công việc đi hái dâu, hái anh đào là thế nào? Mẹ đã bỏ rất nhiều tiền cho con đi học để con trở thành nông dân ư? Nhưng rồi, công việc tay chân quả thực vất vả. Sau hai tháng, con gái cảm thấy mệt mỏi, nó hứa với tôi sẽ quay về nước để tìm việc làm.
Tôi thực sự có thể hiểu, con gái đang lẩn trốn thực tế. Môi trường xã hội và thực tế khác nhau, nếu bạn🤪 không làm một công việc thật sự nghiêm túc, bạn sẽ bị xã hội đào thải. Vì vậy, dù con gái tiếp tục đi học hay mở ra kinh doanh, hay tìm việc, tôi đều cóꦕ thể chấp nhận, nhưng không thể chịu được việc con ở nhà.
Hiện tại, sau khi trở về từ New Zealand, con gái tôi và bạn đang thuê nhà ở thành phố để tìm việc. Thi thoảng, khi tôi gọi điện thoại lúc 3, 4 giờ chiều, con bé vẫn đang ngủ. Nó ăn uống không có giờ giấc. Tôi chẳng biết phải làm gì. Khi tôi hỏi, nó nói đã nộp CV đi nhiều nơi nhưng chưa có hồi đáp. Tôi từng đe dọa không tiếp tục cung cấp tài chính cho con, nhưng điều đó ích gì, tôi có thể để con mình đói khổ sao? 6 năm nay, nó đã sử dụng thẻ phụ tín dụng của 🎃tôi, và tôi chi trả.
Người cha tên Cận, 53 tuổi, con gái sinh năm 1997, ở nhà từ năm đầu tiên đi học đại học:
Linh Linh là con gá🦂i độc nhất của vợ chồng chúng tôi. Trong gia đình với 6 người lớn là ông bà hai bên và bố mẹ, Linh Linh trong mắt chúng tôi thực sự là một đứa trẻ.
Tôi làm kinh doanh. Khi còn trẻ, tôi quá bận ꦍrộn để có thể để mắt tới gia đình. Dù vậy, chỉ cần có cơ hội, tôi sẽ đưa nó đến nơi tốt nhất, nó thích gì tôi cũng mua cho bằng được. Linh Linh luôn là một đứa trẻ thích được chiều chuộng, lớn lên trong tình yêu thương.
Linh Linh nghỉ học sau năm đầu tiên vào đại học phần nhiều là quyết định của mẹ nó, sau khi con bé có những biểu hiện thu mình lại và không tương tác với bạn bè. Tôi nhớ khi đó, chúng tôi đã đọc một thông tin trê♛n mạng rằng một số người trầm cảm và có ý định tự tử. Khi đó gia đình như nổ tung. Mọi người đều không biết phải làm gì. Sau nhiều lần thảo luận, chúng tôi để con bé rời trường học, nhằm tránh mọi hiểm họa.
Giờ đây nghĩ lại, tôi cảm thấy điều đó có liên quan đến việc chúng tôi đã bảo bọc Linh Linꦑh quá 🌳nhiều từ khi nó còn nhỏ. Bởi vì Linh Linh chưa từng trải qua bất cứ thất bại nào, nên con dễ thu mình lại khi gặp khó khăn, thậm chí không muốn đối mặt với nó nữa.
Cha đẻ luôn🍬 trách móc tôi về việc đã quá bảo bọc Linh Linh và cho con bé thôi học. Có thể, con gái tôi quá mong manh, nhưng với trách nhiệm làm cha, sao tôi có thể để con cái chịu đựng sự tổn thương? Tôi nói với cha mình, chúng ta không giàu, nhưng chúng ta có đủ khả năng nuôi con bé cả đời.
Nếu không rời trường ở thời điểm đó, Linh Linh giờ đã tốt nghiệp. Bây giờ tình trạng𒅌 của con bé rất tốt, tâm lý ổn định, nó đi chơi với bạn bè, học nhạc, làm điều mình thích. Nó nói với tôi, chừng nào bố không nuôi, nó mới đi kiếm tiền.
Trong bộ phim truyền hình Nhật Bản "Hẹn hò, Tình yêu là gì?", nhân vật Taniguchi (35 tuổi) là ví dụ điển hình của một NEET cao cấp. Công việc hàng ngày của anh là đọc sách, xem phim, cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào mẹ. Sau khi mẹ chết, để có được "vé ăn dài hạn" cho cả cuộc đời, anh buộc phải tìm một phụ nữ khác, thông qua môi giới 🌠hẹn hò. Điều này cũng cho thấy sự bất lực của xã hội với những NE🌱ET, bắt nguồn từ chính sự bao bọc quá đà của cha mẹ.
Thùy Linh (theo Sina)