Hơn ba năm qua, thằng bé chỉ được gặp mẹ duy nhất một lần hồi nó được hai tuổi rưỡi, khi mẹ về nước. Ở với ông bà nội tại một xã miền biển Thanh Hóa, Minh Vương không thiếu thốn vìಌ hàng tháng bố mẹ nó vẫn gử🍌i tiền về. "Nhưng thằng bé gầy nhằng, chẳng mấy khi cười, mà có cười mặt vẫn buồn xo", bà nội kể với chị Minh Thư, mẹ thằng bé.
Chồᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚng chị Minh Th🐽ư sang Nhật làm việc khi con trai mới sinh. Khi đứa trẻ cai sữa, mẹ cũng sang đó. Sau lần về phép thăm con, bà mẹ xót xa và quyết định tìm trường học, ổn định tài chính để đón con sang. Theo kế hoạch, hè năm 2020, đứa trẻ sẽ học tại một ngôi trường có nhiều trẻ Việt Nam ở Nhật Bản. Nhưng Covid-19 bùng phát, cậu bé vẫn phải xa mẹ.
"Con ở♏ với ông bà, không đi với bố mẹ nữa. Bố mẹ toàn lừa con", thằng bé quát lên qua điện thoại. Nhiều ngày liền, bố mẹ gọi về, cậu bé không muốn nói chuyện, càng lúc càng lầm lì, ít nói nhưng dễ nổi nóng.
Đây là biểu hiện của những bất ổn tâm lý do phải xa mẹ quá sớm, trong một thời gian dài, theo nhận định của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc trung tâm ứng dụng tâm lý Hồn 🌠Việt (TP HCM). Chuyên gia cho rằng, những đứa trẻ phải sống với ông bà khi bố mẹ đi làm ăn xa rất dễ gặp tổn thương như trẻ không ở cạn🐻h bố mẹ khi họ ly hôn. "Chúng có thể học được cách tự lập hơn bạn cùng lứa, học cách mạnh mẽ khi không có bố mẹ bảo bọc, nhưng bên trong thì tổn thương", bà nói.
Tình trạng bố mẹ đi làm ăn, để con cho ông bà chăm sóc không còn là chuyện xa lạ. Ở hai địa bàn thuộc thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh từ sáu năm trước, Hội phụ nữ đã🐼 thành lập các câu lạc bộ "Khi bố mẹ vắng nhà" và "Khi mẹ vắng nhà". Ở đây, phụ nữ đi xuất khẩu lao động, để con ở nhà cho ông bà chiếm 60 - 65% phụ nữ trong xã/phường. "Vì vậy, CLB giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống, ý thức học tập", bà Nguyễn Thị Xoan, Phó chủ tịch hội Phụ nữ thị xã cho biết. Giờ đây, mô hình CLB đã nở rộ ở nhiều địa phương khác tại Hà Tĩnh.
Thống kê của Cục Quản lý lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho hay, chỉ trong 11 tháng đầu năm 2020, tổng số lao động Việt Nam đi làꦯm việc ở nước ngoài là 54.307 người, trong đó phụ nữ chiếm gần 50��%.
Một trưa đầu tháng 3, bà Nguyễn Thị Hồng, 70 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội, nhận điện thoại của cô giáo chủ nhiệm phụ trách lớp nơi đứa cháu trai đang học. Bà lật đật gọi xe ôm đến trường. "Suốt buổi học em ấy cứ thích lại nằm kềnh ra lớp. Hơi một tý lại đánh, chửi nhau với bạn", cô giáo phản ánh và khuyên bà đưa cháu đi khám tâ𝓡m lý.
Ở trung tâm tư vấn, người phụ nữ cho biết, con trai bà ly hôn được hai năm. Một đứa ở với♔ mẹ, một đứa ở với bố. 🅰Nhưng bố cậu bé không nuôi con mà chỉ chu cấp tiền để ông bà nuôi hộ. "Tôi hay than 'thằng bố, con mẹ mày tệ, để thân già này phải khổ'", bà thú nhận.
Thạc sĩ Lã Linh Nga, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Tâm lý - Giáo dục (Hà Nội) cho hay, ông bà hay than vãn khiến đứa trẻ thấy mình là gánh nặng, dẫn đến lệch lạc về tâm lý. Cậu bé xuất hiện biểu hiện bất thường như hỗn láo, thách thức, nổi nóng, học hành sa sút... Nhiều bé 𒐪ở độ tuổi mầm non khi ở với ông bà thì c♌hỉ làm bạn với TV, điện thoại. Bọn trẻ ít tiếp xúc xã hội, ít trò chuyện dẫn đến tình trạng chậm nói. Trong tâm lý học, hiện tượng của các trẻ có tên gọi "Hội chứng vắng mẹ" - một rối loạn tâm thần được bác sĩ René Spitz (Đại học New York, Mỹ) mô tả lần đầu tiên năm 1946.
Không chỉ các trường hợp bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ ly hôn mới phải phó thác trách♐ nhiệm nuôi con cho ông bà. Một số phụ huynh sống c𝓡ùng con, nhưng vì mải làm ăn nên để ông bà chăm sóc cả ngày, tối mới đón con về phòng ngủ.
Thiếu hụt về tình cảm đưa đến những hậu quả khác nhau tùy theo bản chất của thiếu hụt (không đủ, bất thường hoặc gián đoạ✅n) và theo thời gian kéo dài, theo tuổi của trẻ, theo chất lượng của chức năng làm mẹ. Những khác biệt này🙈 tạo nên sự khác nhau về kiểu loại phát triển của trẻ.
Chuyên gia khuyên những ông bà buộc phải nuôi cháu mà không có sự hỗ trợ của con, ngoài tình yêu thương, cần xây dựng các quy tắc để đứa trẻ tuân thủ, phải "có nhu, 🌺có cương". Ông bà cũng nên cập nhật các kiến thức, cách nuôi dạy trẻ tiến bộ để đứa trẻ được dạy dỗ và phát triển tốt nhất.
Với nhữ💞ng đứa trẻ ở với ông bà v🎉ì bố mẹ phải đi làm ăn xa, thì bố mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm đặt ra các quy định, yêu cầu con làm theo. Ông bà chỉ có nhiệm vụ theo dõi, chăm sóc và thông báo tình hình. Trước mặt trẻ, ông bà nên kể về bố mẹ chúng theo hướng tích cực.
Nhìn chung, sống cùng cha mẹ sẽ tốt nhất cho sự phát triển về thể chất, tâm hồn của trẻ. Khi ở bên con💛, bố mẹ nên đề cao chất lượng, thay vì số lượng. "Có thể bạn chỉ gặp con được 30 phút mỗi ngày, nhưng hãy chơi với con một cách hào hứng, vui vẻ. Dành khoảng thời gian nhất định để chỉ cho con điều hay, lẽ phải, thay vì hứng lên là răn dạy", chị Nga tư vấn.
Phạm Nga