Họ m🎃uốn đưa đứa trẻ 16 tháng tuổi về nhà gia đình tại Gaoyang, cách đó vài giờ lái xe. Chồng Dai bảo vợ, anh quên đề cập đến chuyện đó.
"Chúng tôi chưa bao giờ bàn bạcꦗ về điều này, cũng không có thỏa thuận trước nào cả", Dai kể. "Đây không phải là điều tôi đồng ý. Họ không quan tâm". Dai cố tìm cách từ chối, đưa con trai vào phòng ngủ và khóa cửa lại. Nhưng sợ hãi người chồng từng nhiều lần bạo hành mình, lại chẳng có bạn bè hay gia đình ở bên, cô đành nhượng bộ sau vài giờ.
Những tháng tiếp theo, chồng Dai liên tục từ chối yêu cầu gặp con trai của cô. Theo🦩 tài liệu tòa án, anh ta đệ đơn ly hôn, tố vợ "vô trách nhiệm" và "không có th♔ời gian chăm sóc con trai do bận công việc".
Dai, mang quốc tịch Canada, đã đến gặp cảnh sát Bắc Kinh và lãnh sự quán Canada song theo lời cô, các nhà chức trách cho đây là vấn đề riêng tư của gia đình nên 🌄không thể can t🎶hiệp.
Sau đó, tòa án trao quyền nuôi con cho chồng cũ của Dai với lý do "để tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần, em bé nên ở trong môi trường hiện tại". Theo các chuyên gia pháp lý, tại Trung Quốc, tòa án ly hôn thường trao quyền giám hộ cho phụ huynh đang cung cấp ch𓆏ỗ ở cho đứa trẻ.
Năm năm kể từ ngày ly hôn, Da🍸i vẫn kiên trì đấu tranh đòi quyền nuôi con và cô không phải phụ huynh duy nhất rơi vào tình cảnh ấy. Zhang Jing, phó giám đốc một công ty luật ở Bắc Kinh kiêm giảng viên Đại học Khoa học chính trị và Luật Trung Quốc cho biết năm 2019, gần 80.000 trẻ em Trung Quốc bị chính bố, mẹ "bắt cóc" và giấu đi sau các vụ ly hôn, trong đó chủ yếu là trẻ trai dưới sáu tuổi.
Chi t🃏iết và hoàn cảnh các vụ "bắt cóc" con khác nhau nhưng kết quả thường giống nhau. Theo Zhang Jing, kẻ bắt cóc di chuyển và giấu đứa trẻ nhờ sự giúp đỡ của gia đình họ. Phụ huynh kia, thường là người mẹ, không được gặp con mình, thậm chí không rõ đứa trẻ ở đâu. Một số trường hợp, kẻ bắt cóc con dù đã giành quyền nuôi dưỡng vẫn tiếp tục giấu đứa trẻ.
Các cuộc chiến pháp lý hầu như không đem lại kết quả gì, trừ khi đứa trẻ bị ngược đãi hoặc gặp nguy hiểm. Phụ huynh còn lại c🌟ó thể𝓀 được cấp quyền thăm nom nhưng không phải lúc nào quyền này cũng được thực hiện. Những kẻ bắt cóc lại ít khi phải chịu hậu quả.
Luật hôn nhân Trung Quốc quy định sau ly dị, cả hai bố mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con cái. Phụ huynh mất quyền nuôi con vẫn có thể đến thăm nom trừ khi gây bất lợi cho đứa trẻ. Tuy nhiên, ông Jeremy D. Morley, giám đốc một công ty luật gia đình quốc tế tại New York (Mỹ), nhận định người Trung Quốc hay có suy nghĩ sau khi gia đ🦋ình tan vỡ, con cái phải chọn hoặc bố hoặc mẹ chứ không phải cả hai.
"Vi꧂ệc một phụ huynh tách đứa con khỏi phụ huynh còn lại đã tồn tại từ lâu", Morley nói. Ông cho biết thêm hiện tượng này xuấꦛt hiện khắp châu Á và không dễ thay đổi.
Những người mẹ sinh nở khi chưa 💜kết hôn còn gặp nhiều khó khăn hơn. Wang ở Thiên Tân, là một ví dụ. Năm 2016, cô chia tay bạn trai và cùng đứa con gái lúc đó sáu tháng tuổi về nhà bố mẹ đẻ. Một ngày, bạn trai cũ của Wang kéo theo một đám bạn tới cướp đứa trẻ.
Đó là lần cuối cùng Wang nhìn thấy con g♋ái. Sau vụ việc, Wang lập tức đến đồn cảnh sát. Giới chức giam giữ và trừng phạt bạn trai cũ của Wang về hành vi tấn cô𒁃ng nhưng không làm gì về vụ bắt cóc. "Họ nói với tôi rằng đứa trẻ đang ở với bố của nó nên đây không phải tội ác", Wang kể.
Wang dành nhiều năm giành quyền nuôi con nhưng tòa án giữ nguyên phán quyết với lý do "không nên thay đổi môi trường sống của đứa trẻ". Tệ hơn, bạn trai cũ của Wang còn biến mất cùng đứa trẻ sau vụ tấn công. "Tôi đã không gặp con suốt bốn năm. Tôi không thể tìm thấ💖y con bé hay bố nó", Wang giãi bày.
Dai cũng hai lần thất bại trong cuộc chiến giành quyền nuôi con vì lý do tương tự Wang. "Một khi phán quyết đã đ🦄ược đưa ra, bạn gần như không thể lật ngược tình hình✱", cô chia sẻ.
Dù vậy, Dai vẫn tiếp tục kháng cáo. Vài năm sau khi ly hôn, theo quyết định của thẩm phán, cô được gặp con trai hai lần một tháng nhưng chồng cũ của Dai không xuất hiện, thậm chí không nhận điện thoại của cô. Dai không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục nộp đơn. Cô cũng chỉ ✅có thể gặp con trai trong phòng xét xử, nhiều nhất là một tiếng đồng hồ.
"Con trai tôi bị cướp đi khi còn quá bé nên nó không biết tôi tồn tại. Với con, tôi là người lạ. Thằng bé thậm chí không còn gọi tôi là mẹ", Dai nói. "Tôi kiệt quệ cả ꦕvề tinh thầ🃏n lẫn tài chính. Làm sao để con biết tôi đã đấu tranh như vậy suốt nhiều năm".
Nhiều🎉 phụ huynh cùng cảnh ngộ với Dai từ bỏ cuộc chiến bởi họ biết làm vậy cũng vô ích. Đó cũng là lý do khiến Morley tin rằng♎ số trẻ bị bố mẹ "bắt cóc" cao hơn nhiều ước tính của Zhang Jing: "80.000 trường hợp chỉ là phần nổi của tảng băng".
Theo số liệu từ nhóm của Zhang Jing, 63% phụ huynh "bắt cóc" con là nam gi♍ới và hai phần ba "nạn nhân" là con trai. Nguyên nhân có thể do quan niệm truyền thống của người Trung Quốc về thừa kế và huyết thống. Chính sách một con cũng khiến nhiều gia đình cố gắng đẻ con trai, từ đó càng tạo cơ hội cho những vụ "bắt cóc" con với mục đích có người nối dõi ꦿtông đường.
Bạo hành gia đình cũng là yếu tố phổ biến xuấ🌳t hiện trong các vụ bố mẹ "bắt cóc" con. Cướp đi đứa con trở thànhಌ cách thể hiện quyền lực của kẻ bạo hành và thường xảy ra ở các thành phố phát triển như Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu - nơi vợ chồng có xu hướng độc lập tài chính và phụ nữ sẵn sàng đệ đơn ly hôn, tranh quyền nuôi con.
Nguyên nhân thứ ba là hiện tượng nhập cư. Phụ huynh "bắt cóc" con có thể dễ dàng đưa đứa trẻ từ t🌸hành phố về quê, nơi còn gia đình và họ hàng.
Cuối cùng, niềm tin văn hóa lâu đời rằng việc gia đình là chuyện riêng khiếꦅn người ngoài, bao gồm cả chính quyền, không muốn can thiệp.
Để chấm dứt tﷺình trạng trên, tháng 10 năm ngoái, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã thông qua sửa đổi luật bảo vệ trẻ em với hàng chục điều khoản mới. Trong đó, một điều khoản quy định việc bố mẹ "cướp và giấu c🌸on" để giành quyền nuôi dưỡng là bất hợp pháp. Người vi phạm sẽ phải chịu hình phạt.
Với những nhà 🎐hoạt động và các bà mẹ, luật mới là thành quả sau nỗ lực tranh đấu. Từ ngày mất quyền nuôi con, Dai đã đồng sáng lập một tổ chức để kết nối và giúp đỡ những người chung cảnh ngộ, đồng thời vận động chính quyền thay đổi nhằm mục đích bảo vệ cả phụ huynh lẫn trẻ nhỏ.
Tổ chức của Dai đã đưa đơn kiến nghị và lời khai của nạn nhân đến Quốc hội. Họ cũng😼 hỗ t🐽rợ về pháp lý, tâm lý cho các nạn nhân mà chủ yếu là phụ nữ.
Dẫu vậy, với những ng🍸ười mẹ đã mất quyền nuôi hoặc thăm con, luật mới đến quá muộn.
Thu Nguyệt (Theo CNN)