Đó là lần đầu tiên Bảo Ngân chia sẻ lý do con buồn. Trước đó, cô bé được bố mẹ đưa tới nhà tâm lý vì "suốt ngày buồn". "Cứ sáng dậy là con khóc. Bố 𒁏mẹ không biết vì sao còn các cô giáo ở trường khẳng định con chẳng gặp vấn đề gì cả", thạc sĩ Nguyễn Tú An (Hà Nội), người đang hỗ trợ tâm lý cho cô bé, kể lại.
Bảo Ngân là con một. Bố em làm xây dựng nên thường xuyên đi theo công trình, xa nhà. Cô b𓄧é♏ ở nhà với mẹ.
Mẹ Ngân kinh doanh online nên cả ngày gần như "dính chặt" với cái điện thoại. Một ngày ở với mẹ 10 tiếng nhưng đꦫứa trẻ 7 tuổi vẫn cảm t🐭hấy như thể chỉ có một mình trong nhà. Một hôm, Ngân bị bạn lấy mất đồ chơi, về mách thì mẹ vừa mải mê nhắn tin vừa bảo: "Mất cái này thì mua cái khác". Lần khác, Ngân cãi nhau với bạn ở lớp, tranh thủ lúc ăn cơm kể chuyện cho mẹ nhưng khi ngẩng lên khỏi chiếc điện thoại, chị lại hỏi: "Con vừa kể cái gì ấy nhỉ?".
Dần dần, Ngân không tâm sự với mẹ nữa. Người lớn hỏi chuyện trường lớp, em đáp ngắn gọn: "Bình thường" vì biết rằng có kể cũng chẳng được quan tâm. Đi học về, Ngân chỉ vào thẳng phòng, đóng cửa♍.
"Nhìn các bạn khác được mẹ hỏi han và ôm ấp, con gheཧn tỵ lắm. Con ước mẹ bỏ điện thoại xuống và ôm c🐼on như thế", Ngân nói với chuyên gia tâm lý. Muốn gây sự chú ý của mẹ, cô bé kêu buồn và khóc, thậm chí lười vệ sinh cá nhân. Em không muốn đến trường, còn nói "không muốn ở Trái Đất này nữa".
Tình trạng trên kéo dài hai tháng. Cuối cùng, bố mẹ💞 Ngân đành đưa em đến gặp bác sĩ tâm lý.
"Người mẹ nói rằng mình không giỏi nói chuyện nên không biết an ủi con. Hơn nữa chị vẫn đáp ứng nhu cầu vật chất của con, liên tục là�𒀰�m bánh và mua đồ chơi mới cho bé", thạc sĩ Nguyễn Tú An cho biết. "Vấn đề là đứa trẻ đâu nhìn thấy những lúc mẹ làm bánh, mua đồ chơi".
Bảo Ngân được chẩn đoán có dấu hiệu trầm cảm. Ngoài trường hợp này, bà An cũng gặp một bé gái tám tuổi viết trong bài tập làm văn ở trường rằng: "Ước mơ của con là bố dùng ít điện th🃏oại thôi".
"Einstein đã từng dự báo tương lai qua câu nói 'Tôi sợ cái ngày mà công nghệ sẽ lấn át sự giao tiếp giữa con người với con người'. Những bố mẹ thời 4.0 cũng đã và đang bị kéo theo sức hút của công nghệ", tiến sĩ tâm lý Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, giảng viênℱ Đại học Thái Nguyên nhận định.
Theo tiến sĩ Nhung, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên. Vì thế, việc bố mẹ quá mải mê với smartphone mà quên tương tác trực tiếp với con sẽ khiến trẻ hạn chế trong việc học hỏi các kỹ năng xã hội, nhấ🥂t là cảm xúc và ngôn ngữ. Trẻ có thể ꦡsẽ thu mình, thậm chí "đi vào thế giới riêng" và mất dần các kỹ năng từng hình thành.
Chuyên gia tâm lý này cho biết, bà từng tiếp xúc với nhiềuಞ đứa trẻ không được nói chuyện với bố mẹ bởi họ bận rộn với điện thoại dù đã hết giờ làm việc. Điển hình là trường hợp một bé trai ba tuổi chậm nói, 🤡không biết tương tác bằng ánh mắt vì bố mải mê điện thoại.
"Bé này từ 1𝓀5 tháng đã nói được 1-2 từ đơn nhưng sau đó không nói nữa. Nếu muốn làm hay tìm gì thì chỉ hét hoặc kéo tay mọi người", tiến sĩ Nhung mô tả. Tìm hiểu nguyên nhân, chuyên gia phát hiện mẹ bé thường xuyên đi làm tới khuya, bố về sớm nhưng "nghiện" game nặng, ở nhà chỉ cầm điện thoại. Bé ở cùng bố tức là ngồi xem bố chơi game.
Để giúp đỡ những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ quên do smartphone, cách tốt n𒐪hất là người lớn tự cắt giảm thời gian sử dụng điện thoại. Trường hợp bé trai ba tuổi, gia đình cam kết với tiến sĩ Nhung sẽ bỏ xem tivi và chơi game, chịu khó trò chuyện với con đồng thời cho trẻ đi mầm non. Trải qua hai tuần, em bé không còn hét mỗi khi muốn thể hiện nhu cầu, nói lại một số từ đơn giản đồng thời tương tác mắt nhiều hơn, không sợ người lạ như trước.
"Sự gắn kết mạnh mẽ giữa cha mẹ và con cái thông qua tươ💎ng tác trực tiếp sẽ cho trẻ khái niệm đầu tiên về tình yêu thương và đem tới cảm giác an toàn cũng như sự tự tin", tiến sĩ Nhung phân tích.
Tất nhiên, không phải ai cũng có thể "cai" hẳn điện thoại, đặc biệt với🐻 những người làm việc qua mạng xã hội như mẹ Bảo Ngân. Trường hợp này, chuyên gia khuyến cáo phụ huynh hãy giới hạn thời gian sử dụn💟g điện thoại của mình lại và dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập trung lắng nghe con.
"Không nên nghĩ rằng trẻ tự hiểu đượ𒀰c tình cảm, tấm lòng của bố mẹ bởi điều này ngay với người lớn còn khó. Hơn nữa, điều quan trọng là con cảm nhận mình thực sự được yêu thư💜ơng", thạc sĩ Nguyễn Tú An nói.
Có nhiều cách để bố mẹ thể hiện tình yêu với con. Đôi khi, chไỉ vài câu nói chân thành là đủ. Đặc biệt, chính điện thoại cũng có thể trở thành phương tiện thể hiện sự quan tâm đến con. Thℱeo thạc sĩ An, nếu ngại bày tỏ trực tiếp như mẹ Bảo Ngân, bố mẹ có thể thử nhắn tin trò chuyện với con thông qua smartphone.
"Đừng phớt lờ khi trẻ đã cố gắng bày tỏ điều gì đó. Nếu con chia sẻꦚ đúng lúc bạn bận, hãy quay lại hỏi han trẻ khi đã rảnh rỗi. 🌜Điều này cũng giúp các con bộc lộ bản thân một cách rõ ràng vì không phải đứa trẻ nào cũng biết nói: "Bố mẹ ơi, chú ý đến con", bà An kết luận.
Minh Trang