Những đứa trẻ xóm "lưng gù". Ảhh: Thanh Niên |
Đường vào xóm ngập rác và bốc mùi xú uế nồng n🅰ặc,🔥 hậu quả của những chất thải đủ loại của hàng nghìn con người ngày ngày lăn lộn kiếm sống ở chợ Vinh. Anh Hùng cho biết xóm là một tập hợp của 15 hộ gia đình di cư từ huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Họ vượt hàng trăm cây số ra đây lập nghiệp để mưu sinh.
Nhà bà Mai là một cái chòi, được dựng tạm bợ bằng tre và lợp lá cọ. Bên trong, không có bất cứ một thứ tiện nghi nào ngoài mấy cái nồi nhôm, dăm cái chậu nhựa méo mó, đống chăn gối bục lõi... Bà Mai phân trần: "Cũng phải cần cái𝐆 chỗ cho bọn trẻ sinh hoạt. Chúng tôi ở trên thuyền cả ngày,🥀 ăn, ngủ đều trên đó hết". Bà kể, 15 hộ với khoảng 60 nhân khẩu ở đây đều sống theo "phong cách riêng" đó.
Cả xóm "lưng gù" có khoảng chục chiếc thuyền nan, c🦹ái rộng nhất 6m2, còn lại chừng 3-4m2, trên mái được phủ thêm một lớp cót cao khoảng 1m để che nắng mưa. Họ "định cư" trên những con thuyền ọp ẹp đó để làm "nhà" và làm phương tiện kiếm ăn. Người chết, trẻ ra đời cũng trên chiếc thuyền đó.
Cả xóm có chừng 30 đứa trẻ đang độ tuổi đi học nhưng chưa biết mặt chữ. Ngày ngày,𒀰 chúng phải thức dậy từ rất sớm, đứa theo mẹ ra sông đánh cá, đứa theo cha lên chợ Vinh vác hàng thuê...
Thằng bé đen như khẩu súng tên là Tuấn. Năm nay Tuấn 14 tuổi, nhưng quắt queo như que củi khô. Nghe bà Mai𒆙 nói, tất cả những đứa trẻ ở đây đều suy dinh dưỡng và mắc nhiều bệnh tật, bởi nguồn thức ăn cung cấp cho cái tuổi "bẻ gãy sừng trâu" của chúng chỉ đơn thuần là những ngọn rau dại ngắt bên bờ sông, thỉnh thoảng bố mẹ bán thừa mớ cá chúng mới được một bữa tươ🦂i...
Tuấn chưa một lần được cắp sách đến trường nhưng lại là lao động chính của gia đình. Hằng ngày, nó dậy rất sớm, từ lúc 4 h sáng đã theo bố lên chợ Vinh gánh hàng thuê, mỗi ngày cũng chắt chiu được trên dưới hai chục nghìn đồng. Buổi chiều về, nó cùng bố chèo thuyền đi thả l𝓀ưới bắt cá ngoài sông Cửa Tiền, nhìn lũ bạn cắp sách đến trường mà nó chỉ biết cúi gằm mặt.
Những lúc như vậy, anh Vinh, bố của nó chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong, bởi cơm ngày ൲ba bữa còn chưa đủ nói chi đi học. Vả lại, Tuấn cũng như những đứa trẻ khác ở đây, làm gì🐬 có giấy khai sinh mà làm thủ tục đi học.
Cái khổ về con chữ cũng là một trong những nguyên nhân ghìm chặt người dân nơi đây trong cái đói. Nghề nghiệp chính của cả xóm là cửu vạn và đánh bắt cá trên sông Cửa Tiền. Cũng đã nhiều lần họ muốn đi tìm một nghề khác cho thu nhập cao hơn nhưng vì khôn🍸g biết chữ nên đành "bó gối".
Em Nguyễn Thành Nam, cư dân "xóm gù", làm nghề bốc vác ở chợ Vinh vಌốn thật thà, Nam được một chủ hàng cho vay 3 triệu đồng để mua xích lô chạy hàng kiếm tiền. Mặc dù rất muốn nhưng em vẫn phải từ chối bởi lý do khಌông biết chữ.
15 hộ trong cái xóm chài nghèo này đã dứt áo ra đi cầu thực với hy vọng kiếm tìm một tương lai tốt đẹp h🃏ơn, nhưng niềm hy vọn🦂g lớn nhất của họ là những đứa con nay cũng đang lặp lại cái vòng luẩn quẩn của cha mẹ chúng: Ngày ngày lênh đênh kiếm sống không biết bao giờ được thoát khỏi cảnh đói cơm, khát chữ.
(Theo Thanh Niên)