Căn bếp hơn 70 m2 của Thu Huyền, 35 tuổi ở quận Tân Bình, TP HCM khiến ai nhìn thấy cũng đều "mắt tròn mắt dẹt" vì có hàng trăm các món đồ làm bếp, mà nhiều cửa hàng đồ gia dụng nhập khẩu cũng không đa dạng bằng. "Đối với tôi đây là điều tự hào. Tôi mê nấu ăn và là một con nghiện đồ bếp🐼 th🌼ật sự", cô gái làm nghề kinh doanh, chia sẻ.
Trước đây, căn bếp của gia đình Huyền rộng chừng 40 m2. Cuối năm 2019, sau cải tạo, khu vực bếp được nâng diện 🐓tích lên hơn 70 m2 và Huyền bắt đầu "sa chân" vào cơn cuồng ✨đồ bếp.
"Tôi thường nghiên cứu kỹ và mua về trải nghiệm꧃, sau cùng giữ lại những món đồ mình thích nhất", Huyền nói. Cô cho biết, đã thử qua tất cả các hãng nồi cao tần của Nhật vẫn quyết định chi một khoản tiền không nhỏ để mua thêm một chiếc nồi cơm điện của Hàn Quốc chỉ vì nồi này nấu cháo, xôi, gạo lứt rất ngon.
Với nồi chiên không dầu, Huyền đã thử bốn loại khác nhau. Cô từng thích một hãng nồi nổi tiếng của Hà Lan được nhiều chị em tâm đắc, nhưng dùng một thời gian mới phát hiện nó khó vệ sinh và nướng có khói. Huyền lân la trên Amazon tìm được một nồi của Mỹ, dùng🅠 "rất ổn vì phía trên có tấm chắn nên dễ dàng tháo ra bỏ vào máy rửa chén, khay bằng gang nên nướng bún chả hay steak ngon hơn hẳn".
Ngoài các sản phẩm này, cô có nồi đa năng, lꦿò đa năng, nồi nấu chậm, nồi lẩu kèm hấp, nồi chiên ngập dầu, các loại máy móc để làm bánh, các máy nấu sữa 🧸hạt, máy nước nóng, máy gọt hoa quả, máy nấu trà... Các loại xoong, nồi, chảo, bát đũa cũng có nhiều bộ. Huyền từng mua bộ nồi inox của Đức hơn 20 triệu đồng, song vì mẹ cô chê nặng nên đã đầu tư thêm một bộ khác nhẹ hơn.
Cô đặc biệt mê mẩn những chiếc nồi gang của các hãng gia dụng xa xỉ nước ngoài, nên có tới vài chục loại, đủ màu sắc, kích cỡ và kiểu dáng, giá cả dao động từꦰ vài triệu đến vài chục triệu mỗi chiếc. "Tổng số tiền mình đổ vào đồ làm bếp khoảng một tỷ đồng", Huyền 🍷tiết lộ.
Vì mua nhiều nên có không ít món cùng tính năng vẫn chưa được sử dụng, đồng thời cũng có một số món cô thấy lãng pꦑhí. Điển hình như🐷 chiếc lò hấp 28 triệu đồng hấp đồ rất ngon, song nhà neo người nên ít dùng. Hơn nữa với sản phẩm này phải mua muối vệ sinh sau 22 lần sử dụng gây bất tiện.
Đại dịch Covid-19 đã biến không gian sống của các gia đình phải kiêm thêm nhiều chức năng như văn phòng tại gia, lớp học, địa điểm vui chơi giải trí và thậm chí cả phòng tập thể dục. Đặc biệt, khi ở nhà nhiều hơn, thời gian nấu nướng nhiều hơn đồng nghĩa với nhận thức về không gian bếp và các dụng cụ nấu nướng tăng lên rất mạnh. Các nhà bán lẻ thiết bị nhà bếp và nội thất ở châu Âu, Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu khi con người ở nhà. Một cuộc khảo sát từ Made.com cho thấꦆy trong thời gian phong tỏa năm 2020, 40% người tiêu dùng đã quyết định đầu tư đồ gia dụng mới cho ngôi nhà của họ.
Tại Việt𓄧 Nam, từ khi phải hạn chế đi lại vì Covid-19, sự xuất hiện của các hội nhóm nấu ăn và chăm sóc nhà cửa thực sự bùng nổ trên mạng xã hội. Chỉ riêng về đồ làm bếp đã có hàng chục h﷽ội nhóm khác nhau.
Chị Ngô Thúy Hằng ở TP HCM, quản trị viên một nhóm về đồ bếp cho rằng, đầu tư vào đồ bếp là một xu hướng xuất hiện vài năm gần đây. Đặc biệt hai năm nay, mọi người phải ở n🌠hà nhiều nên có cơ hội để thực hiện đam mê nấu nướng.
"Trong khoảng thời gian khác thường này, nhà ở trở 🍃thành không gian đa chức năng, đòi hỏi vô số mặt hàng gia dụng mới. Đồ bếp đứng đầu danh sách cần mua và giúp mọi người kết nối hơn với ngôi nhà của mình", Thúy Hằng, một nhà thiết kế thời trang và kinh doanh đồ trang trí nội thất, nói.
Trong căn nhà màu xanh dịu ngọt, bà mẹ ba con này làm hẳn ba khu vực bếp, gồm: bếp chính, bếp pha chế (ở phòng khách𓆏) và bếp bỉm sữa (trước phòng các con) để phù hợp thói quen sinh hoạt. Tổng chi phí đầu tư khoảng một tỷ đồng, trong đó dụng cụ làm bếp chiếm quá nửa. Cô mê một thương hiệu của Italy nên hầu hết đồ trong ♔nhà đều của hãng này, như các loại máy làm bánh, pha chế, ấm siêu tốc. Đặc biệt, cặp vợ chồng chi hơn 100 triệu đồng cho chiếc bếp tích hợp sẵn hệ thống hút mùi hay chiếc tủ lạnh mini màu hồng, giá hơn 40 triệu đồng chỉ để... cất mỹ phẩm.
Nhờ có căn bếp đẹp và nhiều công năng, nên vào bಞếp với vợ chồng Hằng là khoảng thời gian thư giãn và hạnh phúc. "Khi nhà có khách nhàn tênh. Chỉ cần vài món bỏ vào nồi hấp, lò nướng, nồi chiên và hẹn giờ là chín. Ăn xong dọn bỏ hết máy rửa bát đi ngủ, sáng dậy bát đĩa sạch tinh tươm", cô nói.
Là một người phụ nữ nghiện công việc, hiện quản lý và điều hành chuỗi 8 shop hàng hiệu, đồ nội thất và đồ nhập khẩu, tuy nhiên chưa bao giờ Đào Lan Phương (TP HCM) "bỏ rơi" căn bếp. Trợ thủ đắc lực cho cô chính là các món đồ làm bếp tiện nghi, hiện 🔴đại. Tổng giá trị đầu tư vào căn bếp hơn nửa tỷ đồng, trong đó các món Phương thích nhất là chiếc lò nướng dung tích lớn có giá 37 triệu đồng, máy hút mùi 58 triệu đồng, máy lọc nước 48 triệu đồng. "Có đủ đồ bếp giúp việc nấu ăn trở nên dễ dàng và muốn vào bếp hơn. Quan trọng, khi mình sắm đồ cao cấp thì có lợi cho sức khỏe, đây là tiêu chí vợ chồng mình hướng tới trước khi mua", Lan Phương nói.
Cũng có quan điểm gần giống như vậy, chị Trần Trang, 35 tuổi, ở Hà Nội cho biết thêm: "Từ lúc ng💛hiện đồ bếp, tôi không còn thích nước hoa, túi xách hay váy áo như trước".
Người phụ nữ này là chủ nhân căn bếp với gam màu đỏ "gây sốt" trên các hội nhóm yêu bếp, nghiện nhà gần đây. Đam mê đồ bếp đến với chị bảy năm trước. Ngày đó chị không 🌌có điều kiện nên phải tiết kiệm và sắm từng một món một. "Tôi mơ bộ nồi gang và một chiếc máy trộn bột, dù khi đó một chiếc nồi có giá bằng nửa tháng lương", chị nói.
Những năm ấy chị ước có chiếc máy rửa bát 12 bộ, song nhà chật nên đã mua một chiếc máy nội địa Nhật cũ. Năm 2019, gia đ𒀰ình đổi nhà mới và mua được chiếc máy rửa bát chị hằng mơ ước. Từ lúc đó chị Trang cũng mua sắm đầy đủ các thiết bị khác phục vụ cho việc nấu nướng, làm bánh, cà phê hay pha chế.
"Hiện tại dù có rất nhiều món đồ, cảm giác✃ trân trọng vẫn y nguyên. Có những món gắn bó hơn 7 năm giờ vẫn giữ gìn như một kỷ niệm về ꧅một thời khó khăn nhưng tình yêu với bếp chưa bao giờ nguôi cả", chị nói.
Phan Dương