Tôi biết đến nước Pháp ban đầu cũng như mọi người Việt Nam, qua sách báo, Internet, lời kể của mẹ và thầy cô. Những thắng cảnh đẹp, những món ăn ngon, những bài hát trữ tình, những danh nhân nổi𝔍 tiếng của Pháp, các phương tiện truyền thông thường nhắc đến nhiều.
Đã đi một vài nướ🔜c trên thế giới, tôi nhận ra đất nước nào cũng có những cảnh đẹp riêng, những món ăn đặc sản. Bạn có thể du lịch khắp nơi để tìm kiếm những điều mới lạ đó như rất nhiều cô gái, chàng trai trẻ đẹp bạn gặp trong đời. Nhưng để yêu và muốn gắn bó trọn đời, cô gái chàng trai đó cần có những giá trị bên trong thu hút bạn.
Trong bài viết nhỏ này, tôi xin chia sẻ với các bạn những điều khiến tôi yêu Pháp còn hơn những hà꧟o nhoꦬáng mà mọi người thường nghĩ đến khi nhắc về đất nước này.
Tôi học tiếng Anh năm 6 tuổi, lên lớp 6 thì học thêm tiếng Pháp, rồi song song hai thứ tiếng đến lúc lớn. Trong giáo trình, các bài đọc tiếng Pháp thường nói về văn hóa, nghệ thuật, các vấn đề xã hội như môi trường, nhân quyềnဣ…Còn các bài đọc tiếng Anh thường nói về kinh tế, công nghệ… Lúc đó, tôi tự hỏi liệu đó là ngẫu nhiên hay đó thật sự là những giá trị người Pháp hướng đến?
Rồi cũng đến một ngày tô🐈i lớn, được đến và sống bên trong đất nước này.
Tự do
Đây là giá trị đầu tiên tôi nhận được từ nước Pháp, nơi đã cho tôi và chồng tôi được đến với nhau, mà không ph🍎ải đối diện với những câu hỏi “Vì sao không được sự đồng ý của gia đình?” hay những lời khuyên “Cố gắng về thuyết phục bố mẹ” - điều mà tôi không thể làm trong suốt 3 năm.
Khi được phỏng vấn tại lãnh sự q🦋uán, mọi sự đúng như chồng tôi vẫn thường khẳng định, tôi chỉ cần nói “Comme je suis majeure…” - “Vì tôi đã thành niên…” mà không cần hoàn tất câu trả lời. Tôꦬi đã trên 18, và có quyền tự do hôn nhân của mình.
Bình đẳng
Trong lá thư chào mừng đến nước Pháp có câu “Những người nước ngoài sống hợp pháp có cùng chung quyền và nghĩa vụ như công dân Pháp, trừ quyền bầu cử”. Tôi nhớ cái cảm🐠 giác háo 🦩hức của mình khi cầm visa đến bàn hướng dẫn tại bảo tàng Louvre hỏi rằng, liệu tôi có thể được vào cổng miễn phí hay không (Vì trên bảng hướng dẫn chỉ nói rằng “Công dân châu Âu dưới 25 tuổi được vào cổng miễn phí”).
Người hướng dẫn 📖rất vui vẻ nói với tôi rằng “Dĩ nhiên”. Nghĩa là tôi được đối xử như một công dân dù mới chân ướt chân ráo sang đây. Sau này, trong sinh hoạt thường ngày, tôi được hưởng tất cả ưu đãi dành cho những người trẻ dưới 25 tuổi, như mở sổ tiết kiệm Jeune với lãi suất ưu đãi hơn, sử dụng Carte jeune khi đi bus, xe lửa, ăn uống, đi học, mà theo tôi biết, du học sinh bình thường cũng có thể đăng ký và sử dụng Carte jeune.
Đó là về mặt luật pháp
Trong cả đời thực, quan hệ xã hội, tôi cũng không thấy một sự phân biệt nào. Một lần theo chồng đi thuyết trình ở một hội nghị bác sĩ, chúng tôi là hai người châu Á duy nhất giữa những người da trắng. Tôi hạnh phúc được sống trong một môi trường rất lịch sự, nhã nhặn, thân ái. Mọi người còn yêu quý và quan tâm đến tôi nhiều hơn khi biết tô✨i mới từ Việt Nam qua như những câu hỏi liên quan đến việc tôi có gặp khó khăn gì khi sống tại Pháp không, đất nước của tôi, ngành y tại Việt Nam như thế nào.
Bác ái - tình yêu rộng lớn
Chăm sóc sức khỏe t♏ại Pháp được đánh giá là hàng đầu thế giới. Tại đây, tôi không bao giờ có nỗi đau phải im lặng nhìn bệnh nhân viết đơn xin về. Trong khám chữa bệnh bình thường, nếu bạn có thu nhập khá, chính phủ sẽ hỗ trợ khoảng 70% chi phí. Nếu bạn không có thu nhập, bạn sẽ đượ🎀c giúp đỡ 100%. Nếu là những bệnh nặng, nhập viện, hay điều trị chi phí lớn lâu dài như chạy thận nhân tạo, điều trị viêm gan siêu vi, HIV… mọi người đều được miễn phí.
Không chỉ với công dân của mình, Pháp còn đón nhận và giúp đỡ những hoàn cảnh trong khả năng của mình. Tinh thần bác ái ấy, các bạn có thể thấy qua câu chuyện của chị Nguyễn Thị Trang “Những ân nhân Paris” trên VnExpress, hay ♔câu chuyện một bệnh nhân người Việt Nam của chồng tôi. Bác mắc bệnh ung thư vú, ở Việt Nam đã được bệnh viện cho về. Con gái bác trong tâm trạng còn nước còn tát đã xin Aide Médicale d’État, đón bác qua điều trị. Tất cả thuốc hóa trị đắt tiền và phương pháp điều trị tân tiến nhất đều được chính phủ hỗ trợ. Những điều mà với gia đình hai con, chồng làm bảo vệ, vợ làm thu ngân chỉ có thể là giấc mơ. Tôi hỏi chồng tôi, vì sao nước Pháp lại làm như vậy? Họ không có nghĩa vụ (con gái bác cũng chưa phải người Pháp, chị lấy chồng là người Phá🐓p gốc Việt), quỹ bảo hiểm xã hội cũng gặp nhiều khó khăn. Anh nói, vì họ nhân đạo, họ không thể thấy chết mà không cứu.
Sức khỏe, sống và chết, là những điều hiện hữu, thấy ngay trước mắt. Còn rất nhiều chính sách trong cuộc sống đời thường như không được cắt điện, gaz trong mùa đông dù bạn có nợ tiền; hỗ trợ nơi trú rét, ăn uống trong mùa đông cho tất cả những người vô gia cư; trợ cấp xã hội để 😼bạn có một mức sống tối thiểu. Chồng tôi vẫn thường nói, ở đây người giàu và nghèo chỉ khác nhau về mức sống, nhưng không ai phải chết vì đói rét hay bệnh tật.
Tôi vốn yêu, và có phần thần tượng nước Pháp từ bé, tôi lại sang Pháp chưa lâu nên có thể suy nghĩ còn chủ quan, non nớt. Tu🍸y nhiên, tôi vẫn muốn viết lại những gì thật sự cảm nhận trong lòng, những mong người Việt Nam khắp năm châu biết hơn về nước Pháp, những mong nước Pháp của ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚtôi giữ mãi các giá trị đẹp của mình.
Nguyễn Hiền Anh