Thứ hai, 25/11/2024
Thứ bảy, 25/5/2019, 15:09 (GMT+7)

Những gương mặt tiềm năng có thể kế nhiệm Thủ tướng May

Cựu ngoại trưởng Anh Boris Johnson, cựu chủ tịch hạ viện Andrea Leadson hay Bộ trưởng M𝕴ôi trường Michael Gove là những cái tên tiềm ♒năng.

Thủ tướng Anh Theresa May hôm 24/5 thông báo sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ vào ngày 7/6, mở ra một cuộc cạnh tranh gay gắt cho vị trí với nhiều thách thức và trọng trách này. Việc rời vị trí lãnh đạo đảng đồng nghĩa bà sẽ thôi🗹 luôn chức thủ tướng.

Giới chuyên gia nhận định sự chia rẽ sâu sắc trong đảng Bảo thủ của Th🧸ủ tướng May và cả bên trong đất nước về vấn đề Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) đã khiến bà phải quyết định rời ghế. Đến giờ, chưa rõ người kế nhiệm bà có thể làm gì để tháoꦍ gỡ thế bế tắc.

Các ứng viên muốn tham gia cuộc đua cho ghế thủ tướng trước hết cần được hai thành viên quốc hội đề cử. Nếu chỉ có một ứ𒆙ng viên, người này sẽ tự động trở thành lãnh đạo mới của nước Anh. Nếu có hơn hai ứng viên, các nghị sĩ sẽ phải bỏ phiếu để chọn ra hai gương mặt tiêu biểu nhất. Cuối cùng, 120.000 thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ chọn ra lãnh đạo đảng mới. Quá trình đề cử ứng viên dự kiến diễn ra từ ngày 10/6, sau khi bà May chính thức từ chức, và sẽ hoàn thành vào cuối tháng 7.

Dưới đây là một số cái tên tiềm năng cho vị trí người kế nhiệm nữ thủ tướng thứ hai troꦑng lịch sử Anh.

Boris Johnson, 54 tuổi, cựu ngoại trưởng Anh, người chỉ trích thẳng thắn nhất các kế hoạch Brexit của bà May, là một trong những chính trị gia cực đoan nhất trên chính trường Anh. Tuy nhiên, một số người ủng hộ Brexit theo đường lối cứng rắn lại cho rằng ông là lựa chọn tốt.

Johnson bắt đầu nổi lên trên chính trường Anh với tư cách thị trưởng London từ năm 2008 đến 2016, trước khi trở lại quốc hội. Ông là tiếng nói đi đầu trong chiến dịch vận động Anh rời Liên minh châu Âu (EU). Kể từ sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, ông luôn thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình này và muốn Anh tách hoàn toàn khỏi EU.

Quan điểm cứng rắn của Johnson xung đột với tầm nhìn của Thủ tướng May khi bà muốn hướng tới một thỏa thuận có thể giúp Anh duy trì mối quan hệ tương đối gần gũi với châu Âu. Johnson thường xuyên chặn nỗ lực của bà May nhằm thuyết phục quốc hội thông qua kế hoạch Brexit.

Ông giữ chức ngoại trưởng trong nội các của Thủ tướng May nhưng nộp đơn xin từ chức hồi năm ngoái để phản đối kế hoạch Brexit do bà đề xuất.

Hôm 24/5, trong một tuyên bố đăng trên Twitter, ông cảm ơn Thủ tướng May vì "nỗ lực không mệt mỏi phụng sự đất nước và đảng Bảo thủ". Ông đồng thời thúc giục các nhà lập pháp quan tâm tới lời kêu gọi💮 thực hiện Brexit của bà.

Giống như Johnson, Dominic Raab từ lâu đã ủng hộ việc cắt đứt mối quan hệ chặt chẽ giữa Anh với châu Âu. Ở tuổi 45, ông được một số nghị sĩ trong đảng nhìn nhận như là gương mặt trẻ có khả năng định nghĩa lại vai trò lãnh đạo.

Raab từng có thời gian ngắn giữ vị trí🔜 bộ trưởng Brexit, trở thành nhà đàm phán hàng đầu của Thủ tướng May trong tiến trình rút lui khỏi EU. Tuy nhiên, ông bất ngờ xin từ chức vào năm 2018 với lý do không thể "dung hòa các điều khoản của thỏa thuận Brexit được đề xuất với những gì đảng Bảo thủ đã hứa hẹn". Quyết định của Raab cho thấy mối rạn nứt sâu sắc bên trong chính quyền Thủ tướng May.

Andrea Leadson, 56 tuổi, từng tham gia chạy đua cho vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ vào năm 2016 khi thủ tướng David Cameron từ chức sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. Tuy nhiên, Leadson đột ngột rút khỏi cuộc đua vì khả năng chiến thắng bị ảnh hưởng bởi những bình luận bà đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times of London. Leadson đã nói rằng bà xứng đáng với chiếc ghế thủ tướng hơn vì là một người mẹ, không giống như bà May.

Tuần qua, Lꩲeadson từ chức Chủ tịch 🌜Hạ viện Anh để phản đối Thủ tướng May về kế hoạch Brexit.

Bộ trưởng Môi trường Michael Gove, 51 tuổi, cũng được cho là một ứng viên sáng giá cho vị trí thủ tướng. Ông từng giữ chức bộ trưởng tư pháp và bộ trưởng giáo dục.

Trước cuộc trưng cầu dân 🍃ý năm 2016, Gove vận động mạnh mẽ cho Brexit. Ông cũng thường xuyên ủng hộ những chiến lược của Thủ tướng May trong suố💧t thời gian bà tại nhiệm.

Jeremy Hunt, 52 tuổi, đảm nhận chức ngoại trưởng Anh sau khi Boris Johnson từ chức. Trước đó, ông có 6 năm làm bộ trưởng y tế. Giống như bà May, Hunt bỏ phiếu cho phương án Anh ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý 2016. Tuy nhiên, những năm sau đó, ông quay sang ủng hộ Brexit với lý do không hài lòng trước "sự kiêu ngạo" và biểu hiện "đáng thất vọng" của nhóm đàm phán EU.

Hunt ủng hộ thỏa thuận rút lui ban đầu♛ của Thủ tướng May dù hôm 21/5, ông rút lại ủng hộ đối với "thỏa thuận cuối cùng" mà bà đề xuất. Hôm qua, trên mạng xã hội Twitter, ông bày tỏ ngưỡng mộ Thủ tướng May, gọi bà là một "cô♔ng chức thực thụ".

Bộ trưởng Nội vụ Sajid Javid từng ủng hộ phương án Anh ở lại EU nhưng về sau lại đứng về phe Brexit. Là ꧅con trai một người nhập cư từ Pakistan, Javid rất 💛thành công trong lĩnh vực ngân hàng trước khi chuyển hướng sang hoạt động chính trị.

Javid tự định vị bản thân vào vai trò lãnh đạo tiềm năng từ đầu năm nay. Ông đã tạo nên một làn sóng tranh cãi với quyết định tước quyền công dân của Shamima Begum, thiếu niên Anh tới Syria vào năm 2015 để gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Một số người, trong đó có cả các nghị sĩ đảng B🍒ảo thủ cầm quyền, chỉ trích Javid vì động thái trên, gọi đó là hành vi "cơ hội".

Vũ Hoàng (Ảnh: AFP, Reuters)