♛Các nhà quản lý xã hội Hàn Quốc đang cân nhắc việc siết chặt các kênh sáng tạo nội dung trên Internet để ngăn chặn nạn bắt nạt và tấn công trực tuyến sau khi liên tiếp xảy ra hai vụ quyên sinh của người trẻ hồi tháng 2.
🥀Một người là Jammi, 27 tuổi, nhà sáng tạo nội dung trên Twitch và YouTube, có hơn 100.000 người theo dõi. Rắc rối của Jammi bắt đầu năm 2019, khi cô nói và nhại theo một số trò đùa phổ biến trong cộng đồng nữ quyền. Các diễn đàn trực tuyến do nam giới quản lý lập tức phản đối, họ lăng mạ và chế nhạo Jammi, gọi nữ streamer là "một nhà nữ quyền căm ghét đàn ông".
ꦅNgười thứ hai là vận động viên bóng chuyền Kim In-hyeok, 26 tuổi. Tháng 8/2021, Kim từng cầu xin dân mạng ngừng những bình luận thô lỗ về giới tính. "Hãy chấm dứt những bình luận hạ bệ, bêu xấu trong nhiều năm qua. Tôi không thể chịu đựng thêm", anh viết.
🧸Cả Kim và Jammi đều là nạn nhân của nạn bắt nạt trực tuyến (cyber wreckers). Đáng chú ý, nhiều người dùng YouTube Hàn Quốc đang kiếm sống bằng bình luận ác ý, gây tổn hại đến người khác và không quan tâm đến sự thật.
🅠Hàn Quốc là quốc gia có tới 97% dân số sử dụng Interner và 89% sử dụng mạng xã hội. Có khoảng 43 triệu người dùng YouTube ở xứ sở kim chi, tương đương 80% dân số. Các YouTuber Hàn Quốc cũng có thu nhập thuộc hàng cao nhất thế giới.
🉐Nhưng mặt trái của sự phát triển này là bắt nạt trực tuyến. Những năm gần đây, một số ngôi sao nhạc pop như Sulii thành viên nhóm F(x), Jonghyun nhóm SHINee và Goo Hara của Kara đã tự tử vì bị tấn công bởi các bình luận trên mạng xã hội. Những người dùng nặc danh thường xuyên tung tin về người nổi tiếng, các vấn đề chính trị, xã hội đang gây tranh cãi. Mục đích là khơi dậy cơn thịnh nộ của công chúng nhằm thúc đẩy lượng truy cập và tăng doanh thu quảng cáo.
🌃Vấn nạn này trở thành xu hướng, được đặt tên gọi "eogeuro". Trong tiếng Hàn, eogeuro nghĩa là hung hãn, mô tả việc làm hoặc lời nói thu hút sự chú ý, bất chấp đúng sai.
꧅Thực tế, nhiều người trở nên nổi tiếng nhờ các clip nói xấu, vu khống. Kênh PPKKa, có hơn một triệu người đăng ký, xếp thứ 22 trong danh sách những kênh có thu nhập cao nhất Hàn Quốc là ví dụ điển hình. Chủ sở hữu kênh tạo dựng danh tiếng và tăng thu nhập bằng cách nói xấu và phê phán những người có ảnh hưởng. Đáng chú ý, người này ẩn danh, luôn đội mũ lưỡi trai, đeo kính đen để che mặt khi xuất hiện.
ౠPPKKa được cho là kẻ săn đuổi Jammi ráo riết nhất. Sau khi bị chỉ trích vì gián tiếp gây nên cái chết của nữ streamer, người này đăng clip xin lỗi nhưng khẳng định bản thân không có trách nhiệm. "Tôi chỉ là người tóm tắt một vấn đề sau khi nó xảy ra", người này phản biện.
💫Sau cái chết của Jammi và Kim, dư luận nước này tỏ ra bức xúc với những kênh có chủ đích hạ bệ người khác. MBC, đài truyền hình của Hàn Quốc lên án và gọi các kênh YouTube này là "kẻ sát nhân bằng ngôn từ". Một bản kiến nghị đã được gửi lên Văn phòng Tổng thống kêu gọi truy tố PPKKa với hơn 230.000 chữ ký. Nhà chức trách thông báo cảnh sát đã mở cuộc điều tra với YouTuber này.
𝄹PPKKa không độngđến vận động viên Kim In-hyeok, nhưng nhiều người khác ám chỉ Kim là kẻ dị thường, cần lên án vì thì thuộc giới LGBT. Sau khi Kim qua đời, Hong Seok-cheon, một trong số ít người đồng tính công khai, bức xúc bày tỏ: "Sự tàn ác của kẻ tấn công và phân biệt đối xử đẩy người khác đến cái chết chỉ vì họ khác biệt".
ꩲGiới truyền thông Hàn Quốc cũng than thở về việc không có quy định để ngăn chặn những thảm kịch tương tự trong tương lai. Ít nhất hai đạo luật nhằm hạn chế tình trạng bắt nạt tràn lan trên mạng xã hội bị quốc hội nước này bỏ qua trong hai năm. Dù đã có luật chống phỉ báng, nhưng kẻ phá hoại luôn biết lách luật bằng cách không bao giờ phát ngôn có tính khẳng định. Những YouTube này hay dùng từ "tranh cãi" hoặc "nghi ngờ" để đẩy trách nhiệm cho "cộng đồng mạng", tờ Chosun IIbo lý giải.
ജYouTube cũng bị cáo buộc là kẻ đồng lõa khi lan truyền nội dung độc hại, thiếu kiểm chứng. Dưới áp lực của dư luận, nền tảng này cho biết đã kiểm duyệt hai kênh YouTube. Kết quả các kênh này bị chặn quảng cáo trong 30 ngày vì chia sẻ nội dung "bắt nạt, bạo lực mạng".
🗹Nhưng đây là cách xử lý tức thời, nếu thiếu các quy định và giải pháp có hệ thống, các nội dung độc hại, bắt nạt trực tuyến vẫn tràn lan trên mạng xã hội.
Minh Phương (Theo Korea Expose)