"Ơ hớ ơ ơ ơ...
Con ơi con ngủ cho mau
Để mẹ nấu cháo luộc rau cho cha dùng
Chứ ốc u đã thổi lên rồi
Để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa"
Tiếng bà Đỗ Thị Hảo văng vẳng trên đỉnh núi Thới Lới của huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), trong ngày viên đá đầu tiên của đài tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa được đặt xuống nơi đây, năm 2016. Tiếng ♛ru khiến những người có mặt khi đó lặng đi.
Bà Hảo ngoài 70 tuổi, hát ru từ những năm còn con gái🍨. Bà nằm trong số những người biết và vẫn hát những câu ru về Hoàng Sa. Ngày nay, mỗi dịp tưởng niệm những người lính đảo, câu hát ru của bà Hảo lại vang lên.
Lời ca nói về tiếng ốc u. Đó là con ốc to, đục một lỗ, ghé miệng vào thổi phát ra tiếng nghe như tù và. Ốc u là còi báo động, là tín hiệu liên lạc của người dân đảo Lý Sơn qua bao đời. Nó cũng là hiệu lệnh lên đường của những♓ đoàn binh phu đi khai thác, bảo vệ Hoàng Sa năm xưa. Mỗi lần tiếng ốc u gióng giả ở bến tàu, cũng là lúc con tàu sắp ra khơi, bắt đầu một hành trình không biết ngày về.
"Hoàng Sa là của nước ta
Nay người ngoại quốc xâm vào chẳng yên
Con ơi hãy ngủ cho ngoan
Để mẹ đi tiễn cha xuống thuyền chứ tù và kêu"
Để tái hiện cảnh những đoàn quân giã biệt hậu phương đi bảo vệ Hoàng Sa, lễ🤡 Khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 3 âm lịch hàng năm tại Lý Sơn bao gi📖ờ cũng bắt đầu bằng một hồi ốc u, trước khi những con thuyền mang hình nhân binh phu được thả xuống biển.
Cũng trên đỉnh núi Thới Lới, bà Hảo hát:
"Ơ hớ ơ ơ ơ...
Một chiếc chiếu dày, một sợi mây
Qua đêm yên giấc trên chiếu này
Lặng biển anh về may bó chiếu
Mộ gió ven đồi, dưới rặng cây
Chiếc chiếu con, treo sợi mây
Từ giã gia đình thuyền nhổ neo
Vợ con mòn mỏi trên bến vắng
Thuyền xa hun hút mây chiều
Ơ hớ ơ ơ ơ...
Lý Sơn tiễn biệt chàng trai trẻ
Không hẹn cùng em ngày trở về
Nấm mộ chiêu hồn trên bến bãi
Mà người biền biệt bến nước quê..."
Tiếng ca thê thiết. Những người vợ, người mẹ Lý Sơn có mặt mắt đỏ hoe. Đó là một bài ru khác nói về sự ra đi của những người lính năm xưa theo lệnh vua Minh Mạng, sau khi ông cho người ra dựng chùa lập bia đánh dấu chủ quyền trên lãnh thổ Hoàng Sa. Kể từ đó, bao thế hệ đàn ông Lý Sơn đã ra Hoàng Sa khai thác sản vật hay bảo vệ đảo. Bà Đỗ Thị Hảo từng kể ngày xưa những người ra đi chuẩn bị luôn về cáဣi chết. Họ mang theo "chiếc chiếu con, treo sợi mây", lỡ mất đi thì bạn thuyền cuộn vào trong chiếu, buộc lại bằng dây mây, nẹp tre, ghi tên tuổi, quê quán rồi thả xuống biển, cầu mong người trong đất liền nhận được xác. Người ở nhà chờ đợi mỏi mòn, không thấy về thì đắp mộ gió chiêu hồn. Bên cạnh hình ảnh người ra đi, là bóng dáng những người phụ nữ dõi theo trong vô vọng.
Một khúc hát ru khác lưu truyền ngày nay ở ♋Lý Sơn khẳng định vững vàng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa - Trường Sa:
"Lý Sơn biển đảo xa xôi
Quanh năm sóng vỗ biển trời bao la
Lý Sơn như Hoàng - Trường Sa
Ông cha ngày trước đã ra canh phòng
Hoàng Sa đi có về không
Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi
Hoàng Sa trời nước bốn bề
Đội quân Bắc Hải quyết thề bảo an
Gặp khi bão tố gian nan
Đói ăn rong biển trứng nhàn thay cơm
Việt Nam quyết chí không sờn
Sử còn ghi chép rõ ràng mười mươi
Mặc dù nói ngược nói xuôi
Hoàng - Trường Sa vẫn của người Việt Nam"
Ông Nguyễn Đăng Vũ - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi - cho biết những bài trên đều do người dân ngày nay tự đặt ra để hát. Chúng được mượn ý, tứ từ nhữ꧂ng câu ca cổ của Lý Sơn liên quan đến Hoàng Sa, có những chỗ ghép vần chưa nhuần nhuyễn. Trong quá trình nghiên cứu, ông sưu tầm được 𓆉những câu ca cổ gắn liền với cái tên Hoàng Sa, ví dụ:
"Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa"
"Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn
Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây"
"Hoàng Sa đi có về không
Lệnh vua sai, phải quyết lòng ra đi"
"Chiều chiều ra ngóng biển xa
Ngóng ai đi lính Hoàng Sa chưa về"
Ngoài ra, nhiều bài ca, câu hát dẫu không có chữ Hoàng 💜Sa, Trường Sa, cũng thể hiện nỗi niềm của người mong chờ người đi lính trở về. Mỗi chuyến đi kéo dài từ tháng giêng hoặc tháng hai, ba đến tháng tám âm lịch. Số phận người đi lính Hoàng Sa mong manh. Nhiều người không có cơ may trở về. Một trong những bài ca được ông Vũ sưu tầm ở Lý Sơn mang tâm trạng của một người🦄 yêu hay người vợ:
"Ngó lên trên trời trời cao lồng lộng
Ngó ra ngoài biển, biển rộng thinh thinh
Ngó vô trong dạ buồn tình
Đêm nằm nước mắt nhỏ như bình trà nghiêng
Đêm nằm nước mắt triền miên
Áo em năm vạt ướt liền cả năm"
Theo ông Vũ, hiện nay, người Lý Sơn vẫn hát cho con cháu nghe những bài hát ru xưa, bên vành nôi, bên cánh võng, trong đó có những câu hát mang nặng nỗi niềm của người vợ chờ chồng, người con gái chờ người yêu đi lính Hoàng Sa, Trường Sa thuở trước. Còn nhiều người như bà Hảo ngày đêm kể cho con cháu câu chuyện về những người đã hy sinh để bảo vệ quần đảo của Tổ quốc, về chuyện "Trường 𒆙Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam".
Ngày 19/1/1974, Trung Quốc nổ súng tấn công, cưỡng🌱 chiếm Hoàng Sa. Sau trận hải chiến, 74 người lính hải quân Việt Nam Cộng hòa hy sinh. Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đó đến nay. |
Anh Sa