Khoảng giữa tháng 9, một nam sinh lớp 5 ở quận Thanh Xuân, Hà Nội bị điện ღgiật tử vong tại n🅷hà do dùng que sắt chọc vào dây nguồn của laptop rồi nhét vào ổ điện. Tai nạn xảy ra khi em chuẩn bị vào buổi học online.
Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Văn Mười Một, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khuyên trong thời gian giãn cách xã hội, trẻ học online tại nhà, cha mẹ nên cẩn thận sắp xếp góc học tập, ổ điện, bàn ghế và không gian để đề phòng những rủi ro bất ngờ. Nắm những ꦰkỹ năng cấp cứu trẻ khi bị điện giật cũng rất cần thiết.
Quy trình cấp cứu người bị điện giật
Nếu trẻ không 🧔may bị điện giật, cha mẹ hoặc những người xung quanh cần bình tĩnh làm đúng các thao tác tách bé ra khỏi nguồn điện và cũng để bảo vệ bản thân như sau:
- Ngắt ꦡnguồn điện ngay lập tức bằng cách ngắt cầu dao điện, rút dây điện...
- Khi trẻ vẫn còn tiế💧p xúc với dòng điện, không chạm vào trẻ bằng tay trần, không được đi vào khu vực rò điện có nước.
- Mang găng tay cao su hoặc quấn bao nilon, vải khô vào tay, đi guốc dép khô hoặc đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. ☂Không dùng vật dụng kim loại và dẫn điện.
- Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
- Kiểm tra nạn nhân còn thở hay không bằng cách: áp má vào mũi nạn nhân xem hơi thở, quan sát lồng ngực 🐠có chuyển động hay không hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
Những triệu chứng sau khi bị điện giật t🐎hường gặp như bị bỏng điện, nhất là vị trí tiếp xúc trực tiếp với dòng điện; khó thở, ngưng tim đột ngột. Có trường hợp nằm hôn mê, lay gọi không tỉnh, thường do ngưng tim ngưng thở.
Do đó, sau khi trẻ được tách khỏi nguồn điện, phụ huynh nên kiểm tra trẻ còn thở và mạch còn đập không. Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu ngưng thở ngưng tim như: hôn mê, lay gọi không tỉnh, lồng ngực bất động, không thấy mạch cổ, mạch bẹn, hãy gọi lớn để cầu cứu những người xung quanh và nhanh chóng bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi (CPR). Thực hiện phương pháp hồi sức CPR cho trẻ trong khoảng 2 phút rồi mới gọi cấp ♚cứu.
Các bước sơ cứu người bị điện giật
Bác sĩ Huỳnh Văn Mười Một, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết thêm, nếu nạn nhân bị ngưng thở ngưng tim trên 4 phút thì não bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài 10 phút sẽ tử vong, dù cứu sống, bé cũng bị di chứng nặng nề. Do đó, quá trình sơ cấp cứu cho trẻ trước khi đưa đếไn bệnh viện rất quan t𝄹rọng. Dưới đây là các thao tác của phương pháp hồi sức tim phổi (CPR).
Cách di chuyển trẻ: cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa. Ngửa đầu nâng cằm, n๊ếu nghi chấn thương cột sống cổ thì dùng phương pháp ngửa đầu và cố định cổ để tránh di lệch cột sống cổ. Nên có hai người di chuyển nhằm tránh phần đầu và cổ của bé bị dịch chuyển. Dùng một tay nhẹ nhàng nâng cằm bé, tay kia ấn nhẹ vào phần trán.
Hà hơi thổi ngạt nếu trẻ ngưng thở: quan sát, dùng má để kiểm tra hơi thở của bé, đồng thời ghé sát tai vào gần miệng và mũi của trẻ để lắng nghe hơi thở, chú ý nhìn những cử động của lồng ngực. Nếu trẻ không tự thở, hãy nhẹ nhàng áp miệng 💟trùm lên cả miệng và mũi của trẻ; hoặc dùng miệng trùm lên phần mũi của bé, tay đóng chặt miệng của bé lại. Sau đó nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt hai hơi, mỗi hơi kéo lên dài trong vòng một giây và phải đảm bảo lồng ngực trẻ phồng lên.
Ép tim ngoài lồng ngực nếu trẻ ngưng tim:
Đặt hai ngón t𝐆ay của một bàn tay ở giữa phía dưới đường ngang nối hai núm vú, không đặt tay quá sâu về phía dưới ngực, tay còn lại đặt lên trán trẻ, vẫn giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau. Ấn xuống và tạo một áp lực sâu khoảng 1/3-1/2 ngực trẻ. Ấn khoảng 30 lần. Sau mỗi lần ấn, để cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường rồi mới thực hiện lần ấn tiếp theo.
Hà hơi thổi ngạt cho bé hai lần nữa, phải đảm bảo lồng ngực trẻ phồng lê𒉰n. Tiếp tục thực hiện CPR. Ép tim ngoài lồng ngực (ấn 30 lần) và hà hơi thổi ngạt (2 hơi) sau đó lặp lại trong vòng hai phút.
Lưu ý: Nếu trẻ có dấu hiệu tự thở bình thường, ho hoặc cử động thì không tiếp tục thực hiện phương ph♏áp ép tim ngoài lồng ngực vì có thể làm tổn thương trẻ. Khi trẻ bắt đầu tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế hồi sức và nhớ thường xuyên quan sát kiểm tra hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho n🤡hân viên y tế.
Trong trường hợp sau hai phút thực hiện phương pháp CPR, trẻ vẫn chưa thể tự thở bình thường được, không ho, không có bất kỳ một cử động nào, hãy gọi xe cấp cứu hoặc cõng trẻ đến bệnh viện nếu chưa có ai đến trợ giúp. Tuy nhiên, không cõng trẻ trong những trường hợp ༒nghi ngờ bị chấn thương cột sống.
"3 không" trong quá trình sơ cấp cứu cho trẻ bị điện giật
Trong quá trình sơ cấp cứu cho trẻ bị điện giật, người ứng cứu cần lưu ý những điều dưới đây để không🐻 gây thêm tổn thương cho nạn nhân♓.
- Khi kiểm tra đường thở, hãy🦹 nâng cằm trẻ, đặt đầu bé hơi nghiêng và chắc chắn rằng lưỡi của trẻ 🎃không chèn vào khí quản. Nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống, kéo nhẹ hàm về phía trước nhưng tuyệt đối không di chuyển đầu hoặc cổ. Giữ cho miệng bé há ra, không ngậm lại.
- Nếu trẻ có dấu hiệu tự thở bình thường, ho hoặc cử động, không 🀅tiếp tục thực hiện phương pháp xoa ép tim ngoài lồng ngực vì có thể làm tim trẻ ngừng đập.
- Không tự ý kiểm tra mạch trừ khi người thực hiện sơ cấp cứu là nhân viên y tế hoặc có kiến🐻 thức về sơ cấp cứu do điện giật.
Phòng ngừa trẻ bị giật điện khi học online
Theo bác sĩ Huỳnh Văn Mười Một, trường hợp cấp cứu cho người lớn thường đến từ những cơn cơ tim, tai biến hoặc những tình huốn🃏g bất ngờ, nhưng ở trẻ nhỏ đa phần xuất phát từ một tai nạn có thể phòng ngừa trước. Phụ huynh có thể bố trí ổ cắm điện có nắp đậy, sử dụng phích cắm 3 chân chống rò rỉ điện, lắp đặt ổ cắm điện, công tắc ở vị trí cao hơn 1,4 m để trẻ em không với tới. Nếu máy tính, ổ điện... gặp trục trặc, dặn bé gọi người lớn, không tự tay sửa chữa. Cha mẹ nên lý giải cho trẻ những nguy hiểm do điện giật.
Các thao tác cấp cứu trên cũng áp dụng cho người lớn với các trường hợp ngừng tim, rối loạn nhịp tim, tai biến hoặc những tình huống bất ngờ do bệnh lý khác gâꦰy ra. Trong thời điểm giãn cách xã hội, phụ huynh nên lưu lại số hotline của cấp cứu hoặc bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ, cấp cứu kịp thờꦕi.
Châu Vũ