Chuyến thăm Hàn Quốc năm 1995 diễn ra trong một tuần. Hồi đó tôi được mời dự một cuộc hội thảo ở Seoul. Gọi là dự hội thảo nhưng trên thực tế hội thảo chỉ diễn ra trong một ngày, thời gian còn lại chúng tôi đư🌊ợc các bạn Hàn Quốc dẫn đi thăm các danh lam thắng cảnh và các trung tâm công nghiệp lớn c🐠ủa đất nước này.
Máy bay tới Seoul lúc sáng sớm. Hồi ấy sân bay Incheon chưa được xây dựng, nên máy bay của các hãng hàng không quốc tế tới Seoul đều hạ cánh ở sân bay Kimpo. Từ trên máy bay nhìn x🥃uống, tôi thấy thành phố Seoul hiện ra lấp loáng dưới ánh mặt trời. Những rừng nhà cao tầng mọc san sát hai bên bờ sông như là minh chứng cho cái mà người ta gọi là “điều kỳ diệu trên sông Hàn”. Đúnಌg là kỳ diệu thật. Nghe nói, hồi thập niên 1960 Hàn Quốc vẫn còn nghèo lắm, mức sống trung bình của người dân rất thấp, chỉ tương đương Việt Nam. Vậy mà chỉ trong vòng 3 thập niên, đất nước này đã vươn lên trở thành một nước công nghiệp, với nhiều ngành thuộc tầm cỡ hàng đầu thế giới như công nghiệp sản xuất hàng điện tử, công nghiệp chế tạo xe hơi, công nghiệp cán thép và công nghiệp đóng tàu biển. Mức sống của người dân nơi đây thì tăng hàng chục lần.
Trên chiếc xe buýt hạng sang chở khách từ sân bay Kimp🌃o về khách sạn ở trung tâm Seoul, tôi đã được tận mắt chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thành phố thủ đô Hàn Quốc. Có rất nhiều tòa nhà chọc trời đang trong quá trình xây dựng. Đây đó là các giao cắt giao thông lập thể nhiều tầng, cái đã hoàn thành, cái sắp được đưa vào sử dụng. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy các con đường ở Seoul, sao chúng sạch sẽ thế! Hầu như không có chút bụi đất nào bám trên mặt đường hoặc trên những cái cây bên lề đường.
Các ngày sau đó chúng tôi tới thăm các đại bản doanh các tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc. Từ Seoul, chúng tôi đáp máy bay đi Ulsan thăm nhà máy chế tạo ôtô của hãng Hyundai. Đây được coi là nhà máy sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, hàng năm có thể chế tạo tới 1,6 triệu chiếc xe. Hãng Hyundai, với 75.000 nhân viên trên toàn cầu, đang bán sản phẩm của mình tại 193 quốc gia thông qua 6.000 đℱại lý và showroom.
Điều gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi là cách người ta dùng rô bốt để hàn khung xe. Trong phân xưởng hàn rộng lớn, tôi hầu như không thấy nhân viên nào ngoài hàng trăm máy hàn rô bốt to l🦄ớn loằng ngoằng dây nhợ đang hoạt động hết công suất. Những chiếc máy hàn ấy cứ cần mẫn hàn hết chiếc xe này đến chiếc xe khác, dường như không lúc nào ngơi nghỉ, với độ chính xác chỉ rô bốt mới làm nổi. Trong khi đó, tại bãi tập kết xe rộng mênh mông của nhà máy, các công nhân đang lái những chiếc ôtô mới tinh vừa xuất xưởng vào hầm của một chiếc tàu chở hàng khổng lồ đang đậu🌳 trên bến cảng. Chắc chỉ vài tiếng đồng hồ nữa, con tàu ấy sẽ nhổ neo để đưa những chiếc ôtô của Hyundai đến các đại lý ở khắp nơi trên thế giới.
Từ Ulsan, chúng tôi đi ôtô tới Pohang để thăm nhà máy sản xuất thép của công ty 🎐thép POSKO. ꦏNhà máy này nằm gần biển, rộng hơn một nghìn hec ta, nghe nói có tổng sản lượng thép thô lên đến 14 triệu tấn một năm. Khi đến thăm phân xưởng cán thép, chúng tôi lại một lần nữa ngạc nhiên khi thấy cả một dây chuyền cán thép dài đến nửa cây số, máy móc đang chạy rầm rầm mà hầu như không thấy có bóng người nào. Tất cả đã được tự động hóa. Ở đầu này là những thỏi thép nặng hàng tấn, sang đến đầu kia chúng đã trở thành các cuộn thép hoặc các thanh thép.
Sản xuất thép là ngành dễ gây ô nhiễm môi trường, vì thế POSKO có vẻ rất chú ý đến việc bảo vệ môi trường và chăm lo đến đời sống của công nhân viên. Chúng tôi được dẫn tới tham quan khu nhà ở của công nhân viên nhà máy thép. Đó là một khu chung cư rất đẹp nằm trên khu đất với rất nhiều cây xanh, nom chẳng khác gì một công viên. Khu nhà này giống như là sự đền ♎đáp của công ty đối với các công nhân luyện thép, những người thường phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt, có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
Trong chuyến thăm Hàn Quốc thứ hai hồi năm 2001, tôi không đi một mình nữa mà đi theo đoàn. Lần này chúng tôi cũng tới thăm Busan nhưng đi bằng ô tô. Di chuyển bằng xe hơi tuy tốn thời gian hơn nhưng bù lại chúng tôi có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh quan hai bên đường. Dọc tuyến đường cao tốc xuyên quốc gia từ Bắc đến Nam với hai làn xe theo chiều Seoul-Busan và hai làn xe th♍eo chiều ngược lại, chúng tôi được tận mắt thấy sự hùng vĩ và giàu có của đất nước Hàn Quốc. Cả tuyến đường dài khoảng 500 km, chúng tôi không gặp một giao cắt nào. Các điểm có hai hoặc ba tuyến đường giao nhau đều có cầu vượt. Hai bên đường, cứ khoảng 1 km lại thấy một chiếc máy điện thoại, chắc là để ༺các tài xế gọi cấp cứu nếu gặp sự cố. Thỉnh thoảng chúng tôi thấy một vài nông dân lúi húi làm lụng trên các ruộng lúa nước bên đường.
Hàn Quốc không có đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà chỉ có những cánh đồng nho nhỏ với độ cao thấp khác nhau, xen kẽ giữa những quả đồi và những ngọn núi. C💮ó lẽ vì ít đất nên người dân rất tiết kiệm thứ tài nguyên này. Tại nhiều cánh đồng, người ta cuốc cả bờ ruộng lên để trồng rau hoặc đậu. Đây đó lác đác những ngôi nhà gỗ lợp ngói của nông dân, chúng có vẻ khá nhỏ so với những ngôi nhà ở thành phố.
Tôi từng được mời tới dùng cơm chiều tại một ngôi nhà gỗ nông thôn như vậy trong chuyến thăm Hàn Quốc năm 1995. Ngôi nhà khá rộng, hình vuông, được ghép bởi 4 cái nhà liền kề hình chữ nhất, tạo thành một cái sân ở giữa. Những ai đã từng hay xem phim truyền hình nhiều tập Hàn Quốc chắc đều biết kiểu nhà này. Trong khoảng sân vuông vức trước nhà, người Hàn Quốc thường đặt ✅vài chiếc chum sành đựng kim chi hoặc tương. Cạnh đó là những chậu cây cảnh. Đây là nơi các thành viên gia đình nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc trò chuyện lúc rảnh rỗi. Sàn của các ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc được thiết kế khá đặc biệt. Phía dưới sàn có hệ thống sưởi ấm theo nguyên lý đối lưu. Người ta đốt củi tại một cái lò phía bên này và cho hơi nóng di chuyển sang ống khói phía bên kia. Chúng tôi ngồi bệt trên những tấm thảm nhỏ, xung quanh chiếc bàn ăn có chiều cao cỡ hai gang tay, cảm thấy rất rõ hơi ấm tỏa ra từ sàn nhà. Với chúng tôi, đó quả thực là một trải nghiệm thú vị!
Thấm thoắt đã hơn 10 năm trôi qua kể từ chuyến thăm Hàn Quốc lần thứ hai. Từ đó đến nay, tôi vẫn thường xuyên dõi theo các sự kiện cũng như các bước phát triển của đất nước Hàn Quốc. Tôi biết, các thành phố tôi từng tới thăm như Seoul, Pohang, Busan, Ulsan… giờ đã được mở rộng hơn nhiều và cư dân cũng đông đúc hơn. Chẳng nói đâu xa, chỉ cần nhìn vào bản đồ vệ tinh, tìm kiếm vài địa điểm mà chúng tôi đã từng đến thăm là đủ biết. Một trong những khu vực đang có nhiều đổi thay nhất là khu phố gần sân vận động World C♎up ở thủ đô Seoul. Năm 2001, khi chúng tôi tới thăm, sân vận động này mới sắp sửa hoàn thành, bốn xung quanh còn hoang vu với các khu đất trống và rừng cây. Vậy mà hôm nay, các khu đất trống và rừng cây đó đã biến mất, thay vào đó là bạt ngàn nhà cao tầng, phố xá chi chit như bàn cờ. Vượt qua cú sốc khủng hoảng kinh tế những năm 1996-1997, Hàn Quốc tiếp tục phát triển và đang ngày càng sung túc.
Qua hai chuyến thăm, tôi thấy Hàn Quốc là một quốc gia năng động, hiếu khách và yên bình. Đến nay, tôi 🔜vẫn giữ được những kỷ niệm ngọt ngào từ những chuyến đi ấy cùng vài món quà lưu niệm có được từ chuyến thăm, trong đó có hai chiếc đồng hồ đeo tay, một chiếc do Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc tặng năm 1995 và một chiếc do Thủ tướng Hàn Quốc tặng năm 2001. Cả hai chiếc đồng hồ ấy giờ đây vẫn chạy tốt.
Cuộc thi 'Hàn Quốc hành trình kỷ niệm' do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, bắt đầu từ ngày 1/7 đến 15/8. Độc giả gửi bài dự thi tại đây. |
Tâm Lương