Thời sự
Thứ hai, 29/4/2024, 06:00 (GMT+7)

Những kỷ vật chiến thắng Điện Biên Phủ trưng bày ở TP HCM

Xe đạp thồ, áo trấn thủ, chăn 𒊎bông, đài radio... của người lính trong chiến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày ở Bảo tàng Quân khu 7, quận Tân Bình.

Triển lãm Quân khu 7 - Viết tiếp bản hùng ca do Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (con gọi là bảo tàng Quân khu 7) tổ chức, nhằm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7🤪/5/1954) và 49 năm thống nhất đất nước (3𓆏0/4/1975).

Triển lãm trưng bày khoảng 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Nam kháng chiến chống Mỹ, Cuộc chiến bảo vệ vững chắc bꦓiౠên giới Tây Nam chống Pol Pot xâm lược...

Mảnh dù (phía trước) do chiến sĩ Nguyễn Ngọc Sùng, là Chính trị viên phó Đại đội 5, Tiểu đoàn 3, Trung ⭕đoàn 165, Sư đoàm 312 thu được khi tham gia chiến đấu tại lòng chảo Mường Thành.

Cạnh đó là chiếc áo trấn thủ, loại trang phục được chiến sĩ mặc khi chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ. Đây loại áo bông ngắn đến thắt lưng, không có tay, may trần chéo cánh, sẻ thành những ô hình quả trám và bó sát vào người, được bộ đội mặc để tránh rét. Mẫu áo trấn thủ do Cục quân nhu nghiên cứu sản xuất tháng 9/1946.

Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 17/ꦚ10/1946, tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, Ủy ban vận động mùa đông binh sĩ mở hội nghị vận động toàn dân may áo cho bộ đội. Tại hội n൲ghị, Bộ Quốc phòng giới thiệu mẫu áo trấn thủ.

Chiếc chăn bông trấn thủ của ông Vũ Minꦜh Châu, cựu chiến binh từng tham gia công tác hậu cần trong chi💜ến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày.

Chiếc bi🦋 để đựng nước của Thượng tướng Hoàn📖g Cầm (1920 - 2013) từng sử dụng trong thời gian ở chiến đấu ở Điện Biên Phủ. Thời điểm ấy ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 - đơn vị đánh thọc sâu vào khu trung tâm Mường Thanh, bắt sống tướng De Castries và toàn bộ tham mưu của cứ điểm quân đội Pháp.

Ông tên thật là Đỗ Văn Cầm, tham gia cách mạng từ năm 1945, là chiến sĩ Giải phóng quân Hà Nội. Ông từng giữ các chức Tổ♕ng Thanh tra Quân đội, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân Giả꧒i phóng miền Nam Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh Quân đoàn 4.

Chiếc Ăng꧙-gô của những người lính Điện Biên Phủ. Đây vật phẩm làm bằng loại nhôm dùng để đựng🌃 thức ăn cho chiến sĩ.

Những kỷ vật như huy hiệu, sách báo viết về chiến ܫthắng Điện Biên Phủ được trưng bày. Trong ảnh là báo Nhân Dân số ra ngày 12 đến 15/5/1954 với những bài viết ca ngợi chiến thắng Điên Biên Phủ ở ngay trang đầu.

Hai huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ dành♏ tặng cho nh🔴ững người lính chiến đấu trong chiến dịch.

Nhiều hình ảnh tư liệu về chiến thắng Điên Biên Phủ được trưng bày. Triển lãm diễn ra🐈 đến hết tháng 5, mở cửa miễn phí cho khách tham quan.

Chiều 7/5/1954, lá cờ của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, kết thúc chiến dịch 55 ngày đêm "khoét núi ngủ hầm", đánh sập cứ đi𝄹ểm Điện Biên Phủ của Pháp ở Đông Dương, góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm.

Một ngày sau thất bại, Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và ✅toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam và chấm dứt chế độ thực dân ở các nước này.

Trận Điện Biên Phủ được nhiều chuyên gia quân sự nhận định là một trong n🎶hững trận đánh vĩ đạ𓂃i nhất thế kỷ 20, khởi nguồn cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều dân tộc trên thế giới.

Quỳnh Trần