Trong thông cáo sau cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Joe Biden phản đối mạnh mẽ mọi động thái đơn phương thay đổi 🌳🌺hiện trạng eo biển Đài Loan.
Trả lời báo chí ít giờ sau đó về triển vọng cho vấn đề Đài Loan, Tổng thống Mỹ bất ngờ tuyên bố: "Chúng tôi đã khẳng định rõ Mỹ ủng hộ Đạo luật Đài Loan. Họ độc lậ⛦p. Họ tự đưa ra quyết định của🐠 mình", ông nói.
Dường như nhận ra phát biểu này ẩn chứa rủi ro gây bão trên chính trường trong nước lẫn quốc tế, Biden sau đó làm rõ rằng ông không khuyến khích Đài Loan độc lập về chính trị và Mỹ không thay đổi chính sách trong vấn đề này. Tổng thống Mỹ chỉ cho rằng người dân trên hòn đảo tự chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình và sẽ tự đưa ra quyết định trong quan hệ với Trung Quốc đại lục.
Theo giới quan sát, từ tháng 8 🌸đến nay, Biden đã ít nhất🔴 4 lần "lỡ miệng" về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Đài Loan.
Trong cuộc phỏng vấn với ABC hồi tháng 8, khi được nhà báo George Stephanopoulos hỏi về cam kết của Mỹ với đồng minh sau quyết định rút quân khỏi Afghanistan, Biden nhấn m🔴ạnh Mỹ có "cam kết thiêng liêng" bảo vệ các 🎐đồng minh NATO, "như với Nhật Bản, Hàn Quốc, như với Đài Loan".
Một quan chức cấp cao Nhà Trắng sau đó p🃏hải đính chính rằng Mỹ không thay đổi chính sách về Đài Loan.
Đến tháng 10, Biden lại đề cập đến một "thỏa thuận Đài Loan" giữa Mỹ và Trung Quốc, dù hai nước không có bất kỳ thỏa thuận nào như vậy. Cuối tháng đó, trong một buổi trao đổi với cử tri do CNN tổ chức, Biden tuyên bố Mỹ "có cam k♛ết" bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo bị tấn công.
Tuyên bố của Biden lập tức gây tranh cãi, bởi điều này phá vỡ truyền thống duy t🐷rì "sự mơ hồ chiến lược" của Mỹ trong vấn đề Đài Loan. "Chính sách của chúng ta không thay đổi. Tổng thống không có ý định yêu cầu thay đổi và cũng chưa từng quyết định thay đổi", Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đính chính ngay sau sự kiện.
Những lần "nói nhầm" liên tục của Biden như vậy khiến nhiều chuyên gia phân tích đồn đoán về khả năng đây là hành động cố ý của ông chủ Nhà Trắng, nhằm phát tín hiệu cho thấy Mỹ đang chọn hướng đi mới trong chiến lược với Đài Loan.
Theo các chuyên gia này, chí✅nh trị gia cả hai đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đang nhìn nhận Trung Quốc là đối thủ chiến lược lớn nhất hiện nay của Mỹ. Quan hệ song꧙ phương diễn biến phức tạp với hàng loạt điểm nóng từ tình báo, kinh tế, quốc phòng đến khác biệt chính trị và sức ảnh hưởng chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Đài Loan là vấn đề nhạy cảm hàng đầu giữa Washington và Bắc Kinh. Giới lãnh đạo Trung Quốc luôn xem hòn đả♔o là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Một số phát ngôn chính thức từ Bắc Kinh thời gian qua còn ám chỉ khả năng sử dụng vũ lực để thu hồi hòn đảo.
Trong khi đó, giới chính trị Mỹ lo ngại nhượng bộ trong vấn đề Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ ở khu vực, cũng như uy tín trong mắt các đồng minh và đối tác. Nhiều nghị sĩ như Brad Sherman và Josh Hawley đang🌃 vận động hỗ trợ lực lượng phòng vệ hòn đảo, với lꦑập luận rằng một Đài Loan có khả năng phòng thủ mạnh sẽ buộc Trung Quốc đại lục dè chừng và sẽ giảm nguy cơ leo thang xung đột vũ trang.
Truyền thông Mỹ gần đây tiết lộ Washington đã tăng hiện diện và cố vấn quâ🃏n sự tại Đài Loan từ thời tổng thống George W. Bush. Chiến lược này được kế thừa và củng cố công khai lẫn âm thầm qua ba chính phủ kế nhiệm gồm Barack Obama, Donald Trump và Joe Biden.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng những phát biểu gây tranh cãi từ Tổng thống Biden liên quan đến Đài Loan đơn giản chỉ là sự nhầm lẫn. Biden đã không ít lần nói nhầm trong những nội dun👍g khác từ khi còn là phó tổng thống đến quá trì🌳nh tranh cử năm 2020 và năm đầu nhiệm kỳ Tổng thống.
Trong một buổi đối thoại cử 🤡tri do CNN tổ chức vào tháng 7, Biden nhớ nhầm mục tiêu tiêm chủng do chính ông đặt ra là một triệu mũi mỗi tu🧔ần, thay vì chính xác là một triệu mũi mỗi ngày để đạt mốc 100 triệu liều trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ.
Trong chuyến công du châu Âu hồi tháng 6, Biden còn gọi nhầm Tổng thống Nga Vladimir Putin thành Donald Trump.
Dù Biden vô tình hay cố ý trong những lần nói nhầm như vậy, giới chuyên gia không khỏi lo ngại nguy cơ dẫn đến tính toán sai lầm trong quan hệ Washington - Bắc Kinh, bởi với 🐈vấn đề nhạy cảm như Đài Loan, mọi câu chữ mà các lãnh đạ🌌o đưa ra đều đòi hỏi sự cân nhắc và chính xác.
Phát biểu sau thượng đỉnh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tℱuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng "phản ứng mạnh tay" với "hành động khiêu khích" ủng hộ Đài Loan độc lập. Trong thông cáo được hãng thông tấn Xinhua công bố, ông Tập cũng cảnh báo những nhân tố "đùa với lửa" ở Mỹ và Đài Loan nếu vượt quá giới hạn sẽ buộc Trung Quốc có hành động quyết đoán.
"Đây hiển nhiên là lằn ranh đỏ. Tổng thống Biden đề cập đến vấn đề độc lập của Đài Loan khiến Trung Q♌uốc vô cùng lo ngại", Bonnie Glaser, giám đốc Chương trình châu Á của Quỹ German Marshall, nhận định.
Jude Blanchette, chuyên gia Trung tâm Chiến 𝓡lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), lưu ý các cố vấn Nhà Trắng thời gian qua luôn kịp thời đính chính sau mỗi lần Biden "lỡ miệng" về Đài Loan, trấn an các bên rằng chính sách đối ngoại Mỹ không thay đổi.
"Nhờ vậy mà những nhầm lẫn này không châm ngòi phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh, nhưng dĩ nhiên họ vẫn lo lắng", ô🐓ng nói, cho rằng những rắc rối trên đơn thuần chỉ là do Tổng thống Biden chưa lựa chọn đúng ngôn từ trong vấn đề vốn có mức độ nhạy cảm rất cao.
Dereck Grossman, chuyên gia phân tích an 💃ninh của tổ chức tư vấn chính sách RAND, đánh giá sau những phát biểu nhầm của Tổng thống Biden, Mỹ vẫn duy trì chính sách "mơ hồ chiến lược" giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Grossman lưu ý hồi tháng 4/2001, khi được hỏi liệu Mỹ có cam kết bảo vệ Đài Loan hay không, tổng thống Mỹ George W. Bush nói: "Đúng, chúng tôi có cam kết như vậy và Trung Quốc cần hiểu rõ điều này". Tương tự những gì diễn ra ở Nhà Trắng vài tháng qua, các cố vấn sau đó nhanh chóng diễn giải quan đi𒈔ểm của Bush và trấn an thế giới rằng Washington không thay đổi chính sách trong vấn đề Đài Loan.
"Mỹ chưa từng có cam kết an ninh c✱hắc chắn với Đài Loan. Chính sách duy🍎 trì sự mơ hồ chiến lược này đã phát huy hiệu quả hơn 70 năm qua và nên được tiếp tục nhằm đảm bảo lợi ích của Mỹ", Grossman nhận định.
Trung Nhân (Theo Foreign Policy/Diplomat)