Theo TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Trưởng kไhoa phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: Với những người bệnh đã thay van tim sẽ có tình trạng là van tim ảnh hưởng đến chức năng tim. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý uống thuốc để duy trì chức năng van tim. Người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt giống như bác sĩ hướng dẫn, bao gồm bổ sung dinh dưỡng đúng cách, tránh ăn mặn, sử dụng chất gây kích thích, tu✨ân thủ chế độ vận động theo hướng dẫn của chuyên gia.
Để duy trì chức năng van tim, bác sĩ sẽ cho uống thuốc chống đông. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng để đạt đích điều trị, tránh gây tình trạng tắc van tim. Trong💃 trường hợp nếu như liều thuốc chưa được điều chỉnh thích hợp, bệnh nhân phải xét nghiệm máu để bác sĩ có tư vấn đúng nhất. Với xét nghiệm INR, bệnh nhân có thể tới phòng khám, bệnh viện thực hiện chức năng♈ này. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc.
Thời điểm hiện tại, Covid-19 bùng phát, nhiều bệnh nhân không thể đến tái khám bác sĩ. Trong khoảng thời gian đang theo dõi sức khỏe tại nhà, người bệnh thay van tim, có uống thuốc chống đông, nếu có tình trạng chảy máu răng, vết thương, đi tiểu ra máu, đi cầu phân đen cần tư vấn bác sĩ để có cách điều chỉnh phù hợp. Vấn đề ngược lại của chảy máu là tình trạng thuốc chống đông không đạt được liều đích thì có thể tiềm ẩn nguy cơ🎃 tắc mạch, tạo huyết khối, ảnh hưởng đến chức năng của van tim, gây biến chứng. Lúc này, người bệnh có thể có biểu hiện của suy tim, mệt, đau ngực, khó thở... Với các triệu chứng này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám.
Lê Nguyễn