Theo nghiên cứu đưa ra bởi Cục an toàn vận tải hành khách liên bang (Federal Motor Carri❀er Safety Administration - FMCSA) thuộc Bộ giao thông vận tải Mỹ, ước tính khoảng 9% số vụ tai nạn xe tải sẽ dẫn đến lật xe. Đối với các vụ tai nạn giao thông chết người, số vụ xe tải bị lật chiếm 4-5%. Thống kê cũng chỉ ra các nguyên nhân phổ biến khiến lật xe tải bao gồm tài xế mất tập trung hoặc mệt mỏi, lái xe quá nhanh so với điều kiện đường, đánh lái gấp, chở quá tải, nổ lốp.
Xe tải, rơ-moóc là các phương tiện có kích thước dài, gầm cao, thiết kế này khiến xe tải có 🅠trọng tâm cao hơn các xe con khác. Mặt khác, xe tải thường chở hàng nặng, một số trường hợp khối lượng hàng không được phân bổ đều bên trong thùng càng làm lệch trọng tâm của xe tải. Khi di chuyển trên đường cong, trọng lượng nặng khiến lực ly tâm lên xe tải tăng, làm xe bị đẩy lệch khỏi trục di chuyển chuyển và lật.
Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng lật khi xe tải chở hàng nặng vào cua. Có hai loại lật xe chính, bao gồm không có ngoại lực, và có ngoại lực tác động. Đối với các nguyên ꦡnhân không ngoại lực tác động, đầu tiên là do tài xế đánh lái gấp khi vào cua. Tải hàng nặng luôn yêu cầu các tài xế phải đánh lái chính xác, việc đánh lái quá gấp trong một khoảng thời gian ngắn có thể khiến đuôi xe trượt, văng về phía trước. Bên cạnh đó, vào cua với tốc độ cao,🌟 hoặc phanh quá đột ngột, đường trơn trượt cũng là nguyên nhân gây lật xe.
Các nguyên nhân có ngoại lực tác động khiến lật xe tải thường là va c꧒hạm với phương tiện khác, vấp ổ gà, đá tảng, lề đường hoặc "con lươn". Ngoài ra, các con dốc lớn ở đèo, nú🍃i có thể khiến xe tải bị lật, nhất là những dốc tại khúc cua tay áo. Cuối cùng, gió mạnh, bão tạt ngang xe là những nguyên nhân khách quan khác.
Tài xế xe tải hoàn toàn có thể kiểm soát các nguyên nhân chủ quan có thể làm lật xe khi lưu thông trên đường. Những điều này bao gồm không chở hàng nặ🐬ng hơn so với thiết kế, kiểm tra lốp, phanh, giảm xóc trước mỗi chuyến hành trình, đảm bảo các bộ 💯phận này đều hoạt động tốt, đúng quy chuẩn khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, khi lưu thông, tài xế cần chú ý kỹ đường đi phía trước để tính toán thời điểm tăng tốc, phanh, giảm tốc và đánh lái hợp lý, mượt mà. Nếu đường ướt hoặc trời mưa, tài xế cần giảm tốc sớm hơn, đánh lái nhẹ nhàng🐭 hơn khi vào cua. Lưu ý quan trọng là luôn kiểm tra điểm mù khi thực hiện việc chuyển hướng.
Đối với các phương tiện đang lưu🐬 thông trên đường, cần hạn chế đi song song gần những xe tải, xe chở hàng nặng, đặc biệt là khi xe đang thực hiện chuyển hướng. Những xe tải nặng, kích thước dài luôn c🎐ần nhiều không gian hơn các xe khác để rẽ.
Các phương tiện khác chỉ nên đi phía sau xe tải nặng, duy trì kho🍸ảng cách an toàn, hoặc vượt lên hẳn phía trước nếu điều kiện cho phép. Không di chuyển trong vùng điểm mù của tài xế. Một mẹo để nhận biết liệu bản thân hoặc phương tiện đang đi có lọt vào vùng điểm mù là🍷 quan sát gương chiếu hậu trên xe tải, nếu thấy rõ mặt của tài xế, có nghĩa là tài xế có thể thấy phương tiện, nếu không có nghĩa là đang trong vùng điểm mù.
Hồ Tân