Quỳnh Búp Bê thành hiện tượng trong làng phim truyền hình Việt
Tác phẩm của đạo diễn Mai Hồng Phong "phủ sóng" nửa cuối năm trên mạng xã hội. Đề tài 18+ về gái mại dâm, phong độ diễn xuất của dàn diễn viên Phương Oanh, Thu Quỳnh, Thanh Hương giúp series thành phim Việt được quan tâm nhất năm. Dù kịch bản còn lỏng ở nửa cuối, Quỳnh Búp Bê nhìn chung có chất lượng tốt trong mặt bằng phim nội. Các diễn viên của phim vụt sáng thành sao và giá đặt quảng cáo giữa mỗi tập cao ngất ngưởng.
Thành công của loạt phim chứng minh khán giả vẫn luôn "khát" những câu chuyện hay về thân phận con người, góc khuất xã hội. Nhìn rộng hơn, mảng phim truyền hình đang có bước tiến mạnh trong hai năm qua với nhiều tác phẩm hút khách như Quỳnh Búp Bê, Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Gạo nếp gạo tẻ.
Vivaso rút khỏi Hãng phim truyện Việt Nam
Sau gần một năm, vào ngày 20/9, chính phủ công bố kết luận thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Theo đó, việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp. Sau kết luận này, công ty vận tải thủy Vivaso - đơn vị giữ 65% cổ phần hãng phim - xin thoái vốn. Kết quả thanh tra được xem như đã "mở đường" cho hãng phim tồn tại. Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cho biết sẵn sàng tiếp quản hãng phiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚm. Một số nghệ sĩ hài lòng khi Vivaso rút lui và hy vọng sớm được tiếp tục làm phim trở lại.
Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, gắn liền với dòng phim cཧách mạng, nghệ thuật. 20 năm qua, nhiều dự án của hãng liên tục thua lỗ. Năm 2016, hãng chào mời cổ phần hóa. Sau nhiều lùm xùm, công ty vận tải thủy Vivaso hoàn tất quá trình mua lại đơn vị hồi tháng 6/2017. Nhiều nghệ sĩ bức xúc vì ban lãnh đạo mới không hiểu phim ảnh, không có kế hoạch làm phim cụ thể. Cuộc đấu tranh của họ khuấy động dư luận, cuối cùng khiến Vivaso phải rút lui.
Người vợ ba liên tiếp thắng giải quốc tế
Người vợ ba là hiện tượng thú vị năm qua khi nhận nhiều quan tâm dù chưa công chiếu ở Việt Nam. Tác phẩm đầu tay của đạo diễn Nguyễn Phương Anh (tên tiếng Anh là Ash Mayfair) đoạt giải NETPAC ở LHP Toronto (Canada), giải TVE-Another Look tại LHP San Sebastian (Tây Ban Nha) và "Phim quốc tế xuất sắc" ở LHP Kolkata International (Ấn Độ). Theo Variety, tác phẩm đã được mua lại để phát hành ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Australi♔a, New Zealand, Anh, Tây Ban🍒 Nha, Hàn Quốc...
Câu chuyện kể về hành trình của Mây (Trà My) - cô gái trẻ về làm vợ ba của một người đàn ông giàu có. Mây dần hòa nhập với cuộc sống cùng người vợ đầu - Hà (Trần Nữ Yên Khê) và vợ hai - Xuân (Maya). Khi mang thai, cô mong muốn sinh được con trai để có địa vị tốt hơn nhưng nhiều chuyện phức tạp diễn ra. Trên VnExpress, nhiều khán giả🐬 ღtò mò và mong đợi phim ra mắt ở Việt Nam. Ê-kíp cho biết dự kiến phát hành năm sau.
Phim ngoại lấn át phim nội ở phòng vé
Trong top 10 ăn khách nhất màn ảnh Việt 2018, chỉ có hai tác phẩm nội (Siêu sao siêu ngố và Chàng vợ của em). Năm nay, có khoảng 40 phim Việt ra rạp (kể cả hợp tác quốc tế) nhưng chưa đến 25% đạt doanh thu cao. Không ít phim bị chê về kịch bản, diễn xuất, nhanh chóng rời rạp. Trên VnExpress, nhiều độc giả chung nhận định phim Việt chưa đầu tư đúng mức cho câu chuyện, không tạo đủ lòng tin đểꦯ họ mua vé.
Các phim nội ăn khách đều ra mắt trong hoặc gần các dịp lễ, như Siêu sao siêu ngố, 798Mười (Tết Nguyên đán), Tháng năm rực rỡ (gần ngày 8/3), Lật mặt 3 (gần ngày 30/4 - 1/5) và Chàng vợ của em (gần ngày 2/9). Thể loại hài pha tình cảm vẫn được ưa chuộng nhất khi bốn phim Việt thu trên 80 tỷ đều có hai yếu tố này. Với phim nước ngoài, dòng siêu anh hùng thu hút nhất - chiếm sáu vị trí trong top 10, trong đó Avengers: Infinity War đạt doanh thu cao nhất lịch sử màn ảnh Việt.
Giải thưởng điện ảnh của Việt Nam còn kém sức hút
Năm nay, Cánh Diều Vàng - giải của Hội Điện ảnh - chưa thu hút giới làm phim, thể hiện qua việc một số nhà sản xuất không gửi tác phẩm đến. Ban giám khảo Cánh Diều hay bị báo chí nhận định là lớn tuổi, ít trẻ hóa đội ngũ, từng chấm cho một số phim bị chê thắng giải. Ở lễ trao giải ngày 15/4, nhiều diễn viên vắng mặt dù có giải khiến không khí tẻ nhạt. Một số chuyện bên lề được nhớ đến hơn cả giải thưởng, như khi diễn viên Diệu Thuần đọc nhầm tên phim Đảo của dân ngụ cư hoặc Nhã Phương khóc lúc nhận giải nữ chính phim điện ảnh (lúc đó, quan hệ của cô và Trường Giang được cho là gặp khó khăn). Năm nay, Cô Ba Sài Gòn giành giải cao nhất - "Phim điện ảnh xuất sắc".
Haniff (LHP Quốc tế Hà Nội) lần năm do Cục Điện ảnh tổ chức, diễn ra từ ngày 27/10 đến 31/10. Sự kiện khá tròn trịa về công tác chuẩn bị nhưng vẫn cần thời gian để trở thành một liên hoan lớn ở tầm châu Á. The Dark Room (Buồng tối) của Iran giành giải "Phim xuất sắc", còn Phương Anh Đào được vinh danh nhờ Nhắm mắt thấy mùa hè. Không ít ý kiến nhận định kết quả chưa thật thuyết phục khi sao Việt vượt qua nhiều tên tuổi của điện ảnh thế giới. Phương Anh Đào cũng cho rằng chiến thắng của cô có phần may mắn. Ha𝓀niff 2018 là sự kiện lớn cuối cùng của Cục Điện ảnh trong thời Cục trưởng Ngô Phương Lan. Bà hết nhiệm kỳ vào tháng 12 năm nay và đơn vị chưa công bố ngư🔜ời thay thế.
Chiêu trò PR kiểu "phim giả tình thật" gây tác dụng ngược
Scandal gây chú ý nhất năm qua thuộc về Kiều Minh Tuấn và An Nguy. Giữa tháng 9, hai diễn viên chia sẻ đang yêu nhau, bị nhận xét là chiêu trò PR cho phim Chú ơi đừng lấy mẹ con. Hình ảnh đẹp mà Kiều Minh Tuấn xây dựng cùng vợ - Cát Phượng - bỗng chốc sụp đổ. Còn An Nguy từ chỗ là vlogger được yêu thích cũng bị chỉ trích dữ dội. Trang cá nhân của cả hai tràn ngập các bình luận lên án và đòi tẩy chay họ. Trên màn ảnh, bộ đôi diễn nhạt nhòa, khiến tác phẩm lỗ vốn. Sự việc thêm lùm xùm khi các diễn viên và nhà sản xuất Dung Bình Dương tố ಞcáo🐼 nhau.
Gần đây, Kiều Minh Tuấn trả lại 900 triệu cát-sê cho nhà sản xuất, còn An Nguy xin lỗi người hâm mộ. Sự việc cho thấy khán giả🌌 ngày càng tinh ý hơn, không còn dễ bị dẫn dắt bởi các chiêu trò kiểu "phim giả tình thật". Một chuyên gia ở lĩnh vực phát hành cho biết đây là sự việc tiêu biểu về truyền thông phim, sẽ còn được nhắc đến trong thời gian dài.
Mô hình hợp tác Nhà nước - tư nhân tiếp tục nhưng không thành công
Ba năm sau Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Thạch Thảo là phim tiếp theo của mô hình hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân. Phim do Mai Thế Hiệp đạo diễn, nhận 70% kinh phí từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Câu chuyện xoay quanh tình cảm giữa Thạch (Tùng Maru đóng) và Thảo (Bích Ngọc) - nữ sinh ở Kon Tum có nỗi đau quá khứ. Ra mắt vào tháng 11, Thạch Thảo không gây ấn tượng ở phòng vé như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Phim có b🍌ối cảnh đẹp, một số mảng miếng hài nhưng câu chuyện tình yêu khá cũ, thiếu điểm nhấn, tình tiết ấu dâm được đưa vào chưa được xử lý tốt.
"Trái đắng" của các dự án hợp tác quốc tế
Năm qua, ba phim của đơn vị Việt hợp tác nước ngoài ra rạp gồm Lala: Hãy để em yêu anh (với Hàn Quốc), Girls 2 - Những cô gái và găng tơ và Yêu em từ khi nào (với Hong Kong). Tuy nhiên, chúng đều nhanh chóng rời rạp, gây thất vọng lớn và có chất lượng còn kém hơn🔥 một số phim nội. Điều này không khó hiểu, xét đến việc ê-kíp làm phim nư🅘ớc ngoài chỉ là những người kém tên tuổi ở quê nhà họ.
Cuối năm, dự án Việt - Hàn tên Thiên đường được trông chờ do có Lý Nhã Kỳ và Han Jae Suk (tài tử Giày thủy tinh) đóng chính. Tuy nhiên, dự án bị ngừng khi đang ghi hình do nhà sản xuất Nguyễn Hoàng Hạnh Nhân không đủ khả năng tài chính. Lý Nhã Kỳ cho biết đã chi bảy tỷ tiền cá nhân nhưng không cứu nổi đoàn phim. Cô cùng luật sư đang chuẩn bị kiện nhà sản xuất. Trong khi đó, Han Jae Suk bức xúc với chế độ đãi ngộ, về nước và yêu cầu phía Việt Nam bồi thường. Sự việc làm dấy lên câu hỏi về năng lꦇực của các nhà sản xuất, đồng thời khiến điện ảnh Việt "mất điểm" trong mắt đối tác nước 🐷ngoài.
Ân Nguyễn