Quan sát viên điểm bỏ phiếu là các tình nguyện vi⛎ên từ cả hai chính đảng Mỹ, có vai trò theo dõi nhữ🎉ng gì diễn ra tại các địa điểm bỏ phiếu, cách làm việc của nhân viên bầu cử, đồng thời giám sát lẫn nhau. Họ đã xuất hiện trong bầu cử Mỹ từ thế kỷ 18.
Họ có thể giám sát để đảm bảo 𒉰phiếu bầu được kiểm đếm chính xác. Ở một số bang, quan sát viên còn có thể thách thức tư cách bỏ phiếu của cử tri nếu nghi ngờ họ gian lận. Vì thế, họ được ví như "mắt ưng" đảm bảo bầu cử diễn ra minh bạch. Tuy nhiên, họ chỉ được khiếu nại với các nhân viên trạm bỏ phiếu chứ không thể ngăn cản hay can thiệp quá trình bỏ phiếu của cử tri. Phiếu của cử tri bị nghi ngờ sẽ được để sang một bên và được tính khi tư cách bỏ phiếu của người đó được xác minh.
Quan sát viê🅷n còn có thể giúp đếm số lượng cử tri đã đi bỏ phiếu và giúp ứng viên của đảng mình theo dõi những người ủng hộ tiềm năng nào chưa bỏ phiếu. Điều đó giúp các chiến dịc♚h thực hiện nỗ lực phút chót trong Ngày Bầu cử để thuyết phục những cử tri đó trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Một số bang cũng cho phép quan sát viên giám sát bầu cử qua thư. Luật bang Ore🍸gon quy định các đảng và ứng viên có thể tài trợ cho các quan sát viên để họ theo dõi nhân viên bầu cử mở lá phiếu và kiểm đếm, nhưng những quan sát viên này phải đảm bảo "không can thiệp vào thủ tục có trật tự".
Các quan sát viên đôi khi cũng gây tranh cãi. Một số người đã sử ಌdụng ♒vai trò của của mình theo cách phân biệt đối xử với cộng đồng thiểu số, dẫn đến những hành động pháp lý.
Trong cuộc bầu cử thành phố năm 1999 ở Hamtramck, Michigan, quan sát viên từ nhóm dân sự "Công dân🐎 vì một Hamtramck tốt đẹp hơn" đã thách thức tư cách bỏ phiếu của 40 người Mỹ gốc Arab có "làn da ngăm và tên Arab". Các quan chức bầu cử buộc những cử tri này tuyên thệ chứng minh họ là công dân Mỹ. Thành phố sau đó phải đào tạo lại nhân viên bầu cử và một thẩm tra viên liên bang được chỉ định giám sát các cuộc bầu cử thành phố đến hết năm 2003.
Đe dọa cử tri là bất hợp pháp và cả hai đảng đều nói rằng quan sát viên của họ được huấn luyện để tránh gây gián đoạn ở các điểm bỏ phiếu.🐽 Nếu cử tri thấy những hành động đáng ngờ hoặc cảm thấy bị đe dọa, họ nên xin sự trợ giúp từ các nhân viên điểm bầu cử, giới chuyên gia nói.
Các bang có quy định khác nhau về việc ai có thể trở thành quan sát viên, nhưng nói chung, họ phải là cử tri đã đăng ký. Trong m𒊎ột số ꧒trường hợp, họ phải là cử tri đã đăng ký trong khu vực hoặc quận cụ thể mà họ theo dõi, như ở Pennsylvania.
Chiến dịch tranh cử của Trump đã ra tòa để cố gắng lật ngược quy định này, vì nó khiến đảng Cộng hòa khó tìm đủ người để triển khai đến mọi điểm bỏ phiếu ở các "thành trì" của đảng Dân chủ như Phila☂delphia, thành phố lớn nhất bang Pennsylvania. Một số bang còn có quy định chặt chẽ hơn, yêu cầu quan chức đảng hoặc ứng viên chỉ định người làm quan sát viên.
Covid-19 đã khiến số lượng cử tri Mỹ đăng ký bỏ phiếu qua thư năm nay cao nhất trong lịch sử. Tổng thống Trump nhiều✅ lần đưa ra tuyên bố rằng hình thức bỏ phiếu qua thư sẽ dẫn đến gian lận. Chiến dịch của ông đang tìm c♛ách tuyển mộ hàng nghìn tình nguyện viên để phát hiện những điểm bất thường, như những người bỏ nhiều hơn một lá phiếu.
Franita Tolson, giáo sư tại trường luật Gould thuộc Đại học Nam California, cho biết các quan sát viên có thể gi⭕úp đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, những bình luận của Tổng thống tạo ra "khả năng cao là nhiều người sẽ nghĩ rằng họ có thể tự tung tự tác đến giám sát các điểm bỏ phiếu mà không hiểu rõ nhiệm vụ chính xác của quan sát viên", Tolson nói. "Điều đó có thể dẫn đến hỗn loạn".
Phương Vũ (Theo CNN/Reuters/WSJ)