Pháo binh Israel tại mặt trận Syria trong cuộc 🅘chiến tranh Yom Kippur. |
- Năm 1948: Syria cùng các nướ🌜c Ảrập khác tấn công Israel, sau khi nhà nước Do Thái tuyên bố độc lập. Tháng 2/1949, Ai Cập đồng ý một hiệp định ngừng bắn với Israel do Liên Hợp Quốc làm trung gian. Sau đó đến lượt Libăng, Syria, Jordan và Iraq cũng chấp nhận hiệp định này.
- Năm 1967: Sau khi xảy ra những cuộc đụng độ lẻ tẻ ở vùng biên giới và việc Cairo ra lệnh phಌong 🌄toả vịnh Aqaba, Israel đã đồng loạt tấn công vào Ai Cập, Syria và Jordan. Quân đội Israel chiếm cao nguyên Golan của Syria, một vùng đất chiến lược về kinh tế, chính trị và quân sự án ngữ vùng biển Galilee. Ngoài ra, chính quyền Do Thái còn chiếm bán đảo Sinai và Dải Gaza của Ai Cập, cùng khu Bờ Tây và phía đông Jerusalem của Jordan.
- Tháng 10/1973: Quân đội Ai Cập và Syria bất ngờ mở cuộc tấn công vào bán đảo Sinai và cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng (còn gọi là cuộc chiến tranh Yom Kippur). Tuy nhiên, trong cuộc phản công của Israel, quân đội Ai Cập và Jordan đã bị đánh bật trở lại trên cả hai mặt trận. Các binh sĩ Do Thái còn v🐈ượt qua cao nguyên Golan, tiến sâu vào lãnh thổ Syria v🦋à chỉ còn cách thủ đô Damascus gần 30 km. Sau 2 tuần xung đột, một thoả thuận ngừng bắn được đưa ra, trong đó Israel và Syria đồng ý trở lại vị trí đóng quân như trước vụ tấn công.
- Giai đoạn 1976-1977: Do lo ngại sự can thiệp của Israel, Syria đã chủ động đưa quân vào Libăng dập tắt cuꦬộc nội chiến ở nước láng giềng này với sự hậu thuẫn của Liên đoàn Ảrập. Quân đội Syria đã đóng lại Libăng từ thời điểm đó đến nay. Hiện có khoảng 20.000 binh sĩ Syria đồn trú ở Libăng (lúc cao điểm con số này lên tới 40𓃲.000).
Quân đội Israel tràn vào Libăng t♛ruy kích PLO năm 1978. |
- Giai đoạn 1978-1982: Israel tràn vào chiếm miền nam Libăng năm 1978 để truy kích Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Tháng 6/1982, Tel Aviv lại đánh chiếm miền nam Libăng lần thứ hai. Các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian vào tháng 8 năm đó đã thuyết phục các chiến binh PLO rời Libăng. Một lực lượng gìn giữ hoà bình đa quốc gia được triển khai tới khu vực miền nam Libăng và đóng tại đây đến năm 1984. Quân đội Israel đã chiếm đóng khu vực này đến tận năm 2000 như một vùng đệm chiến ꧋lược.
- Năm 1981: Israel quyết định sáp nhập cao nguyên Golan vào lãnh thổ của mình mặc dù không được quốc giꦦa nào công nhận. Te🐻l Aviv đã lập các khu định cư tại đây và hiện có khoảng 18.000 người Do Thái sinh sống trên cao nguyên Golan.
Lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế tại 🦩ꦑcao nguyên Golan. |
- Giai đoạn 1982-1983: Syria cho phép nhóm chiến binh Hồi giáo Shiite Heꦉzbollah thành lập căn cứ tại thung lũng Bekaa, thuộc Libăng. Từ đó, Hezbollah trở thành lực lượng du kích chí⛎nh tham gia cuộc chiến đấu chống sự xâm lược của Israel ở miền nam Libăng.
- 1993: Syria tham gia tiến trình hoà bình với Irael do Mỹ hậu thuẫn. T𒐪uy nhiên, các cuộc đàm phán song phương sau đó thu được rất ít 🔴kết quả, mặc dù Israel đã ký được một thoả thuận hoà bình với Jordan và một hiệp định tạm thời với người Palestine.
- Năm 1999: Cuộc hoà đàm Israel-Syria được tiến hành ở cấp cao nhất trong lịch sử khi Thủ tướng Israel gặp Ngoại trưởng Syria ở Washing♔ton. Vài tháng sau, cuộc hoà đàm này sụp đổ vì bất đồng gia tăng về chủ quyền cao nguyên Golan và các vấn đề an ninh khác. Damascus kiên quyết đòi lại quyền kiểm soát khu vực chiến lược này.
- Năm 2000: Quân đội Israel rút khỏi miền nam Libăng.
- Ngày 16/4/2001: Máy bay Isra⛦el đánh phá một trạm radar của Syria ở Libăng, giết chết 3 binhꦇ sĩ Syria, nhằm trả đũa một vụ tấn công của nhóm Hezbollah đã giết hại một binh sĩ của họ.
- Năm 2003: Sau khi Mỹ phát động 🐭chiến tranh Iraq, Syria đã quyết định đóng cửa văn phòng của nhóm Jihad, Hamas và một số tổ chức chiến binh Hồi giáo khác do sức ép mạnh mẽ từ phía Washington.
- Ngày 5/10/2003: Máy bay Israel oanh tạc khu trại Ein Saheb, gần thủ đô Damascus của Syri𓃲a được cho là nơi huấn luyện của nhóm Jihad, nhằm trả đũa vụ đánh bom ở Haifa làm 19 người chết. Sự kiện này đe doạ đẩy Trung Đông vào một vòng xoáy bạo lực mới với quy mô lớn.
Đình Chính (theo AP, Reuters)