Do quá trình giao thương, từ hàng ngàn năm qua, ở Việt Nam có rất nhiều người Hoa sinh sống. Những lưu dân này đem rất nhiều món ăn sang phổ biến ở nước ta, góp phần làm phong phú kho🎶 tàng ẩm thực Việt. Tuy nhiên, do cách gọi tên theo âm Quảng Đông hoặc Triều Châu, Phúc Kiến, nên nhiều món trở nên khá lạ tai, khó hiểu. Mặc dù vậy, nếu chuyển qua âm Hán Việt, có lẽ tên các món ăn này lại trở nên dễ hiểu với người biết chữ Hán, nhưng cũng có thể rắc rối hơn với những người chưa từng nghe.
Một món ăn thông dụng ở khắp miền Nam, hủ tíu, nghe tên đã quen tai và biết ngay là có tên theo tiếng Quảng Đông. Ít người biết chữ này chuyển sang âm Hán Việt đọc là “quả điều”, nghĩa là sợi bột hay bánh sợi, vì món này làm kỳ công 𓂃bởi việc kéo, cán sợi bột rất nhiều lần.
Món mì đặc sản khác được cả hai miền cùng yêu thích với sủi cảo, xá xíu𝐆, trứng luộc, rau, hẹ, tôm, gan, nước dùng đậm đà có tên nghe rất “kêu” là vằn thắn hoặc hoành thánh. Nhưng nếu dịch ra âm Hán Việt, thì nó có tên nghe rất êm tai và văn vẻ là “vân thôn”, tức là “nuốt෴ mây”, do hình dáng của các viên sủi cảo nhìn như những đám mây bồng bềnh trắng trẻo.
Sủi cảo cũng là một món ăn được gọi theo âm Quảng Đông, có âm Hán Việt đọc là “thủy giáo”, tức là loại bánh chẻo (giáo) được luộc trong nước. Nhân của sủi cảo thường là thịt băm trộn các loại rau, gia vị. Các cửa hàng điểm tâm ở cả Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực thường làm các loại sủi cảo luộc, hấp, chiên. Trong khi đó, loại bánh hấp mà có nhân tôm được gọi là “h𒀰á cảo”, âm Hán Việt là “hà giáo”, với chữ hà chính là con tôm.
Một món bánh cuốn có rau, củ, lạp xưởng, tép... chấm nước tương, thông dụng ở khắp các đường phố trong Nam, trên chục năm nay cũng xuất hiện nhiều ngoài Bắc, có tên gây tò mò là bò bía. Nhiều bạn trẻ ăn xong cứ hỏi người bán “gọi là bò mà sao chả có miếng thịt bò nào?”. Thì ra tên món này được g🌠ọi theo âm Phúc Kiến, Triều Châu, là “pò pía” mà âm Hán Việt lại phát âm là “bạc bính”, tức là bánh tráng mỏng, chính là nói về lớp bánh tráng dùng để cuộn món ăn này.
Lạp xưởng cũng là một món được gọi bằng âm Quảng Đông, mà âm Hán Việt sẽ là “lạp trường”, trong đó, “lạp” là thịt ướp, và “trường” nghĩa là ruột. Bởi món🔥 này được làm từ thịt lợn xay, trộn gia vị, rồi nhồi vào ruột lợn, ướp khô một cách tự nhiên.
Một món ăn vặt thông dụng khác là “quẩy”, trong Nam thường gọi đầy đủ tên của nó là “dầu cháo quẩy”. Đây cũng chỉ là cách phát âm theo âm Quảng Đông của chữ “du tạc khối”, trong đó “khối” chính là miếng, vì thanh quẩy làm từ hai miếng bột b🍒é xíu dính vào nhau. Còn “du tạc” thì nghĩa là chiên trong dầu. Có người lại giải thích chữ “quẩy” là đọc từ âm "quỷ”, rồi liên tưởng đến chuyện người Trung Quốc thù gian thần Tần Cối hại chết trung thần Nhạc Phi nên làm bánh hình hai con quỷ để chiên lên nhằm nguyền rủa vợ chồng họ Tần, nhưng cách ꦛgiải thích này không thuyết phục lắm.
Món nước chấm thông dụng thường được dùng với các món ăn gốc Hoa có tên gọi là xì dầu hay “Tàu vị yểu”. Món này dịch sang âm Hán Việt thì gọi là “đầu vị dầu”, tức🎐 là dầu chiết xuất từ hạt đậu ra mà thôi.
Một món ăn vặt khác được bày bán rất nhiều tại phố Bà Triệu, Hà Nội có tên cũng đậm nét Quảng Đông là “lạc rang húng lìu”. Húng lìu chính là hương liệu, tức là các thứ bột ngũ vị hương rang cùng với lạc, đem lại vị thơm ngon đặc biệt cho💝 món ăn.
Còn rất nhiều những món ăn khác như “chí mà phù” là chè vừng đen, “lục tào xá” là chè đậu xanh, lẩu âm Hán Việt là “lô”, tức là lò lửa, phá lấu âm Hán Việt là đả lỗ, tức là thịt ướp mặn… cũng có tên gọi bắt nguồn từ âm Quảng Đông. Như vậy, các tên gọi đó đã thành những từ thông dụng chỉ các 🎶món quen thuộc với người Việt, thậm chí còn được du khách sành ăn tìm kiếm mỗi lần có dịp đến Việt Nam.