Theo thống kê của UNDP, mỗi học sinh dân tộc thiểu số Việt Nam phải trải qua quãng đường bình quân 17,6 km để đến được trường trung học phổ
thông. Lên đến cấp 3, thì tỷ lệ học sinh dân tộc đi học chỉ còn 41,8%, chưa đến một nửa, theo báo cáo của Hội đồng dân tộc Quốc hội.
Bước được lên nấc thang♐ học vấn là một nỗ lực lớn của nhiều em học sinh vùng núi lẫn gia đình. Trên mỗi đoạn đường đời, những đồ vật tưởng giản đơn lại có một công năng riêng, vun đắp cho những đứa trẻ đi qua đói nghèo, thất học.
VnExpress chọn và🧸 giới thiệu 9 đồ vật, hình ảnh tiêu biểu cho đời sống học sinh miền cao, được ghi lại ở các trường THCS bán trú tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Trong một ngôi trường miền cao, rất dễ gặp những chiếc dép tổ ong đứt mõm, mòn mỏng đế, rách quai, dưới đôi chân những đứa trẻ. 80% xã miền núi phía Bắc chưa có đường giao thông vào trung tâm, đồng nghĩa với đường đến trường chủ yếu là đất, lầy lội vào mùa mưa. Dép xốp, giày thể thao đều không bằng dép tổ ong chịu được nước, ✤chඣịu được bùn.
Nhiệt độ mùa 𓆉đông ở vùng núi cao 800-900 mét so với mực nước biển thường xuyên ở mức dưới 10 độ C, mức mà học sinh Hà Nội được nghỉ học. Trong đôi dép tổ ong, nh🔯ững bàn chân trẻ con nứt nẻ, gân guốc, đất cáu đen, đỏ lựng.
Không phải ai cũng hiểu được giá trị của những chiếc dép tổ ong: Vài năm trước, một thầy giáo ở Hậu Giang đã tịch thu, cắt nát n♒hững đôi dép tổ ong của học trò, bắt các em phải đi giày bata trắng. Những đứa trẻ bị cắt dép đều là học sinh nghèo, và đôi dép "là tiền cô𒅌ng làm quần quật 2 ngày của cha mẹ ngoài đồng". Sợ giáo viên, nhiều gia đình đã vay mượn để mua giày mới cho con cái.
Hai đôi dép tổ ong mới là món đồ giá trị đầu tiên trong đời anh em Thào Seo Binh, Thào Thị Doa được nhận từ thầy giáo. Người mẹ đã bỏ đi Trung Quốc khi Binh chập chữ꧋ng biết đi còn Doa mới vài tháng tꩲuổi. Cha đi lấy vợ mới. Các thầy đã đón cả hai anh em về nuôi ở trường bán trú Chiến Phố, Hoàng Su Phì.
Đôi ủng nhựa là thứ xa xỉ phẩm xuất hiện vào mùa đông, khi nhiệt độ ngoài trời hầu như luôn ở dưới 10 độ. Đôi ủng đúc bằng nhựa PVC có đế ma
sát cao giúp các em chống lại giá lạnh, giữ ấm đôi chân hơn dép tổ ong, và trở thành một đặc trưng khác của đời sống miền núi.
Nhưng trong lớp học, vẫn dễ bắt gặp một đôi chân trần lấm bùn và tím tái. Mỗi đôi ủng có giá 30.000 - 50.000 đồng tùy vào chất liệu, độ tuổi, nhiều đứa trẻ chưa bao giờ được xỏ chân vào. 🎃Có nhiều đôi là món quà mà các đoàn từ thiện mang từ dưới xuôi lên.
6h sáng, học sinh bán trú đã lục tục dậy, tự đi đánh răng, rửa mặt, chuẩn bị ăn sáng rồi lên lớp. Chăn, màn được gấp gọn để ở đầu giường. Nếu
không được ở bán trú, các em sẽ phải dậy từ 4h để nấu rau lợn, hoặc chuẩn bị cơm sáng cho cả nhà rồi mang theo bữa trưa trong túi nylon, đi bộ
đến trường.
Những chiếc g🔜iường sắt một mét chỉ dành cho một người nằm, thường được ghép vào với nhau🐭 thành một dãy để nằm được nhiều người. Dưới gầm, các em kê hòm gỗ cho thân giường khỏi bị võng xuống. Ban đêm, 2 – 3 đứa trẻ chen nhau trên một chiếc giường, cố nằm sát và rúc sâu trong chăn để tiếp hơi ấm.
✤Loại chiếu trải trên giường in hoa hồng, cùng chiếc chăn lông Trung Quốc là những thứ giữ ấm cho lũ trẻ mùa đông. Nhữn༒g chiếc chiếu đã thâm sờn, sổ đường biên, dùng từ năm này qua năm khác, cho đến khi rách hẳn không dùng được nữa, thầy cô mới xoay sở tìm kinh phí để thay.
Những chiếc túi nylon từng là túi đựng rau, hoặc mì tôm cân trở thành "cặp lồng" đựng cơm trưa của học sinh bán trú. Thứ đồ được người thành
phố dùng một lần rồi vứt đi, giờ được giặt đi giặt lại và tái sử dụng cho đến khi rách. Cơm trong túi thường nguội ngắt, rời rạc và hơi
hẩm.
Ngày mới của học sinh vùng cao thường bắt đầu từ 4h sáng. Lót dạ bằng mì tôm hoặc bát cơm trắng xong, chúng vét nốt số cơm còn lại cho vào túi nylon mang đến lớp. Buổi trưa🍷, lũ trẻ thường ngồi trong lớp hoặc kéo nhau ra một góc khuất để ăn cơm. Những bữa ăn không thìa, không đũa, đôi khi không cả thức ăn. Cuối ngày, những chiếc túi lại được giặt sạc✱h, lộn trái, phơi trên hàng rào cho ráo nước để tái sử dụng.
Túi nylon đựng cơm trở thành một biểu ღtượng đặc trưng cho chất lượng sống của học sinh miền núi.
Thay vì túi nylon, các suất cơm của học sinh bán trú tại THCS Chiến Phố được đựng trong chiếc khay bằng inox nông lòng, sáng bóng. 5 ô đựng cơm, lạc rang, trứng xào, mấy miếng cá khô. Đó là sự hỗ trợ của Nhà nước cho học sinh các vùng biên giới, 📖hải đảo và đ꧅ặc biệt khó khăn. Ở nhiều ngôi trường khác, bữa cơm được đựng trong tô nhựa lớn.
Cơm của học sinh bán trú tại các vùng đặc biệt khó khăn được thầy cô nấu bằng trợ cấp của nhà nước: mỗi em được nhận ch🐻i phí sinh hoạt bằng 40% lương cơ bản, tương đương với 556.000 đồng theo mức tăng gần nhất.
Mỗi ngày ăn theo thực đơn hiện tại cung cấp cho các em khoảng 1.500 - 1.700 kcal, bằng 2/3 số kcal mà Viện dinh dưỡng khuyến cáo với học sinh cấp hai đang trong độ tuổi dậy thì. Nhưng đó lại là thứ mà rất nhiều đứa trẻ ăn cơm túi nylon mơ ước. Với hoàn cảnh c👍ủa nhiều học sinh, những khay cơm giá trị chưཧa đến chục nghìn đồng trở thành mối dây giữ các em ở lại với mái trường.
Trên tường phòng bán trú, phía sau🀅 ô cửa kính vỡ treo cái giỏ nhựa màu xanh, đựng lẫn lộn bàn chải, kem đánh răng, đũa và thìa. Loại bàn chải 7.000, mua theo lố trong hiệu tạp hóa của xã được đánh dấu tên bằng mực bút xóa ở đầu cán để phân biệt.
Những chiếc b🐬àn chải có thời hạn sử dụng trên 6 tháng đến một năm, cho đến khi đầu lông bàn chải đã mòn hoặc năm học kết thúc. Mười đứa trẻ chung một hộp kem đánh răng lớn, dùng trong một tháng. Kem đánh răng, xà phòng giặt, chậu tắm đều là đồ tập thể. Chậu rửa mặt vài em chung nhau một cái. Chỉ có khăn mặt và bàn chải là của riêng, các em phân biệt ꧂bằng cách đánh dấu hoặc thêu chỉ vào.
Những năm trước, nhà trường xin được từ các đoàn tài trợ hoặc mỗi thầy cô góp vài chục nghìn. Năm nay không xin được kinh phí, những đứa trẻ ở
Hồ Thầu phải tự sắm bàn chải đánh răng kèm một chiếc chậu nhỏ.
Hai năm qua, giàn su su trước nhà bán trú trường THCS Hồ Thầu đã góp nhiều quả vào bữa ăn của học sinh. Các em tự ươm cây ở nhà đi trồng, giàn là những cây vầu mọc cạnh khu bán trú. Địa hình miền🐷 núi bị chia cắt mạnh, đất dốc, thầy trò thường trồng những loại cây dây leo, cho quả như su su, mướp, bầu, bí... cho tiết kiệm đất, nuôi thêm gà để tự túc một phần thức ăn.
Nhiều xã không có chợ phiên, thầy cô chủ yếu mua rau, ngũ cốc từ người dân trong bản. Nhữ♛ngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ thực phẩm như thịt lợn, trứng phải đặt dưới thị trấn.
Quần áo, giầy dép của các nam sinh vắt vẻo ngay trên hàng rào bằng thân cây vầu, ngăn cách giữa khu bán trú nam và nữ. Những ngày đông c🅠ó nắng, lũ trẻ thường tranh thủ mang quần áo, chăn màn ra phơi phóng. Thiếu chỗ, chúng biến luôn hàng rào thành dây phơi.
Mặc dù có sự giúp đỡ của thầy cô, những đứa trẻ bán trú sẽ phải học cách tự lập ngay khi bước chân vào trường. Em trước dạy em s♒au, đứa bé giúp đứa lớn. Vệ sinh cá nhân, giặt giũ, nấuꦇ nướng, hay thậm chí là tự quản lý chi tiêu - nếu gia đình có cho vài nghìn mua bút mực hay băng vệ sinh - các em đều tự học nhau.
Dù đã kê sát giường vào nhau, cái lạnh vẫn đi vào phòng nội trú theo những cơn gió mùa đông qua khe cửa kính vỡ. Cánh cửa ph🥂òng nam sinh lớp 6 của trường THCS Hồ Thầu bị vỡ một mảng to. Những cánh cửa chính ở dãy nhà bán trú không giống nhau. Chúng đều được chắp vá từ vật liệu cũ của công trình.
Một tờ lịch cũ ba năm trước che giữa cửa kính và khung sắt. Trên tờ lịch ấy là cánh đồng tam giác mạch, ruộng bậc thang và rừng hoa mận trắng... bạc phếch màu, rách tả tơi. Mỗi mùa khai giảng, các khung cửa gió lùa được thầy cô vá víu bằng vải bạt hoặc nhét sách, báo. Nhưng rồi mưa gió sẽ lại giật ꦑcho tơi tả.
Bài: Hoàng Phương
Ảnh: Đinh Tùng
Chương trình Ánh sáng học đường của Quỹ Hy vọng, báo VnExpress đan�ღ�g xây dựng 2 nhà nội trú tại các xã Chiến Phố và Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.