Theo quy định mới, vào dịp 2/9 số ngày nghỉ sẽ là hai thay vì một như trước. Nội dung nà🍷y được cụ thể hóa tại khoản 1 điều 112 về các ngày nghỉ lễ, tết: Tết Dương lịch (nghỉ một ngày), Tết Âm lịch 🥃(5 ngày), ngày Chiến thắng (30/4, một ngày), ngày Quốc tế lao động (một ngày), Quốc khánh (ngày 2/9 và một ngày liền kề trước hoặc sau), Giỗ Tổ Hùng Vương (một ngày). Tổng cộng, người lao động dược nghỉ 11 ngày, hưởng nguyên lương.
Người lao động còn được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên ꧂lương trong trường hợp: kết hôn (nghỉ 3 ngày); con đẻ, con nuôi kết hôn (một ngày); cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng qua đời (3 ngày)... Luật sư Nguyễn Đạt (Đoàn luật sư Hà Nội) cꦬho rằng việc Bộ luật Lao động 2019 bổ sung "cha nuôi, mẹ nuôi" là cần thiết và phù hợp với các quy định pháp luật khác như quy định về thừa kế cũng như về mặt đạo lý.
Bộ luật Lao động 2019 giữ nguyên quy định hiện hành về việc "người lao động làm việc đủ 12 tháng một năm thì được nghỉ phép 12 ngày, hưởng nguyên lương". Cùng làm đủ thời gian như vậy, người chưa thành niên, khuyết tật hoặc lao động có côn𒁏g việc nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày. Số ngày nghỉ tăng lên thành 16 ngày với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Người làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Khi nghỉ hàng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính🅷 cho một lần nghỉ trong năm. Cứ đủ 5 năm l♍àm việc cho một người sử dụng lao động, số ngày nghỉ hàng năm của lao động nói trên được tăng thêm tương ứng một ngày.
Thời gian nghỉ giữa giờ không tính vào giờ làm việc
Theo khoản 1 điều 109 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 6 giờ trở lên trong ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục. Trường hợp làm việc ban đêm, thời gian nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục và không tính vào giờ làm🍷 việc. Với🐼 người lao động làm việc theo ca, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Theo luật sư Nguyễn Đạt, thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động không được tính vào giờ làm việc được hiểu là người lao động phải làm việc đủ giờ theo quy định, thời gian nghỉ sẽ nằm ngoài số giờ phải làm việc. Ví dụ, thời gian làm việc của người lao 🌌động là 6 giờ, thời gian được nghỉ giữa giờ 30 phút thì người lao động phải mất 6 giờ 30 phút cho tổng thời gian làm việc và nghỉ giữa giờ.
Còn theo quy định hiện hành, tất cả các trường hợp người lao độ🗹ng làm việc liên tục từ 6 giờ trở lên hoặc làm vౠiệc vào ban đêm thì thời gian nghỉ giữa giờ đều được tính vào thời giờ làm việc.
Bảo Hà