Giống như hàng nghìn người khác từng làm việc cho chính phủ do phương Tây h🔴ậu thuẫn, Haidari, nhà kinh tế học tại Bộꦯ Tài chính Afghanistan, cảm thấy lo lắng về nguy cơ bị trả thù sau khi Taliban giành quyền kiểm soát hầu hết đất nước, lật đổ chính quyền cũ.
Sau khi bắt máy, ở đầu dây bên kia, m🦂ột chỉ huy Taliban kêu gọi Haidari trở lại Bộ Tài chính, nơi người đàn ông 47 tuổi đảm nhiệm công việc phân bổ ngân sách cho 34 tỉnh của đất nước.
"Ông ấy nói rằng đừng hoảng𝔉 sợ hay cố gắng chạy trốn, bởi cácﷺ quan chức cần chuyên môn của tôi để điều hành đất nước sau khi những kẻ nước ngoài điên cuồng đã rời đi", Haidari kể lại.
Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid hôm 24/8 tuyên bố "đã đến lúc mọi người làm việc cho đất nước của mình". Ngoài Haidari, một vài quan chức cấp trung khác tại Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Afghanistan cũng cho biết họ đã nhận được đề nghị trở lại làm việc từ Taliban, giữa lúc đất nước đối mặt biến động kin🃏h tếꩵ và thiếu tiền mặt.
Thiệt hại trên diện rộng do cuộc chiến 20 năm giữa lực 🍸lượng chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn với Taliban, cùng sụt giảm chi tiêu do quân đội nước ngoài rời đi và đồng tiền mất giá được cho là có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, thách thức chế độ cầm quyền của Taliban. Hơn một tuần kể từ khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul, các ngân hàng và sàn giao dịch tiền tệ vẫn đóng cửa, hoạt động kinh tế dần ngừng lại.
Một quan chức Ngân hàng Trung ương Afghanistan giấu tên cho hay ông đã trở lại làm việc, đồng thời tiết lộ Taliban tới nay mới chỉ triệu tậ💜p một số viên chức, chủ yếu trong Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Hãng thông tấn Pajhwok cũng đưa tin Taliban đã bổ nhiệm nhiều vị trí chủ chốt, bao gồm thống đốc Kabul, quyền bộ trưởng tài chính và nội vụ, cùng giám đốc tình báo.
Tuy nhiên, Sohrab Sikandar, một n🍌gười làm việc tại Bộ Tài chính Afghanistan, cho biết anh chưa nhìn thấy bất kỳ đồng nghiệp nữ nào kể từ khi trở lại văn phòng. Trong giai đoạn cầm quyền trước của Taliban từ năm 1996 đến 2001, phụ nữ không được đi làm, phải che mặt và đi cùng đàn ông nếu muốn ra khỏi nhà.
Taliban đã trấn an người dân rằng họ sẽ cho phép phụ nữ đi làm, cam kết đảm bảo quyền lợi của phụ nữ trong khuôn khổ luật Hồi giáo, đồng thời tuyên bố sẽ điều tra những trường hợp phụ nữ bị buộc thôi việc. Người phát ngôn Mujahid còn cho biết Taliban đang tiến♐ hành thủ tục để các nữ nhân viên chính phủ trở lại làm vi🃏ệc, nhưng lưu ý hiện nay họ nên ở nhà vì lý do "an ninh".
Trước những nỗ lự💛c được cho là nhằm tạo không khí kiềm chế và ôn hòa của Taඣliban, Haidari quyết định trở lại nơi làm việc. Để phù hợp với các quy tắc khi Taliban điều hành đất nước trước đây, Haidari đã để râu và mặc bộ đồ truyền thống của người Afghanistan, thay vì mặc vest, để đến gặp cấp trên mới.
Hôm 23/8, Haidari bước vào ngày làm việc đầu tiên dưới sự quản lý của Taliban. Anh đã không nói chuyện này với gia đình khi rời khỏi nhà để෴ "tránh gâ♚y hoảng loạn".
Tại văn phòng, Haidari được ba quan chức Taliban chào đón. Họ cho biết những đồng nghiệp khác sẽ sớm đến tham gia công việc, với trọng tâm là nhiệm vụ chuyển tiền tới các tỉnh. Một quan c✱hức phụ trách an ninh tại nơi làm việc nói với Haidari rằng việc cầu nguyện là nghi thức bắt buộc.
"Họ không mang súng vào tron𝔉g tòa nhà. Một người nói với tôi rằng họ có thể học hỏi từ chuyên môn của 🌟tôi", Haidari cho biết.
Kꦬhác với những người dân đang nỗ lực tìm ♓cách rời đất nước trong nỗi lo sợ và tuyệt vọng, Haidari dự định sẽ ở lại Afghanistan.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)