Một ngày mới của anh Phạm Ngọc Anh, tổ phó tổ chăm sóc voi và hà mã, bắt đầu từ 7h30, dù 8h mới đến giờ làm việc. Sau khi thay đồ, anh cùng cả tổ phân thành từng nhóm kiểm tra chuồng trại,ꦕ hàng rào để đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho khách tham quan.
Cưỡi voi không sướng
Phần việc nặng nhọc nhất trong ngày là dọn vệ sinh chuồng trại, nhất là khu vực 🌳nuôi voi. Theo một nhân viên, mỗi cục phân voi nặng đến 2 kg, chất đầy xe chở rác 3 bánh. Công việc này do nhân viên trẻ🐼 đảm nhiệm vì đòi hỏi thể lực, còn lại hầu hết mọi người đều ở tuổi trung niên.
Anh Ngọc Anh cho biết, việc dọn dẹp vệ sinh được các nhân viên thực hiện đều đặn trong ngày, nhưng nặng nhất vẫn là ca sáng, do lượng lớn chất thải mà các con vật bài tiết qua mꦚột đêm dài. Để phục vụ khách, công việc của nhân viên chăm sóc thú gần như không có ngày nghỉ, và vất vả hơn vào cuối tuần, lễ,🌼 tết.
"Ngày nghỉ, khách đến đông hơn nên chúng tôi càng phải dọn dẹp liên tục để đảm bả🌄o môi trường sạch sẽ. Tuy nhiên, khách càng đông, lượng rác xả càng nhiều khiến công việc thêm vất vả", anh Ngọc Anh kể.
Video: Tiến Đạt
Khoảng 9h là thời gian các quản tượng cưỡi voi. Theo anh Ngọc Anh,👍 đây là một trong những cách thu phục trong quá trình huấn luyện voi. Nhìn qua tưởng đơn giản chỉ là ngồi nhưng nó lại đòi hỏi sự khéo léo và sức khỏe dẻo dai. Một số người sau thời gian dài cưỡi voi huấn luyện cho biết, họ bị đau lưng, thoát vị đĩa đệm vì thân voi lớn, xoạc chân ngồi 1-2 tiếng mỗi ngày rất mỏi.
"Có bố cũn♑g là quản tượng nên tôi học lỏm được từ ông rất nhiều. Bởi thế ngay khi vào làm ở đây tôi đã có thể cưỡi voi, trong khi những người mới phải học cách làm quen với chúng. Voi rất thông minh nên dù được thuần dưỡng nhưng mỗi người lên cưỡi, chúng lại tỏ thái độ khác nhau, biết người có thể bắt nạt", anh Ngọc Anh cười chia sẻ.
Dù sống ở Hà Nội khoảng 7 năm, ba con voi đến từ Tây Nguyên ở Thủ Lệ hiện vẫn quen với lệnh và ra hiệu bằng tiếng dân tộc. Những cái tên như Thái, Băn Lăng, Hơ Khun vẫn được các nhân viên dùng để gọi chúng trìu mến mỗi ngày. Tuy nhiên, khi trái tính, chúng vẫn sẵn sàng tì người vào thân cây, bờ tường hay dùng vòi hất văng mọi thứ. Nếu k🌼hông để ý tránh, quản tượng có thể bị đè bẹp hoặc bị thương.
Làm "kem" cho hổ ăn mùa hè
Làm việc ở Thủ Lệ 25 năm thì 23 năm anh Nguyễn Quang Phúc gắn bó với công việc chăm sóc hổ, sư tử, gấu và hiện là tổ trưởng của tổ này. Công việc hàng ngày của tổ là chăm sóc 9 gấu ngựa, 2 gấu chó, 2 sư tử, mộ🌠t con báo, một con beo.
Ngoài dọn dẹp, kiểm tra an toàn chuồng trại, công việc đặc thù của tổ là cho các loài thú ăn thịt. Mỗi con hổ, báo, sư tử trưởng thành ở đây tiêu thụ khoảng 5 kg thịt mỗi ngày. Khẩu phần gồm thịt bò, sườn lợn, gan, thỉnh thoảng bổ sung thịt dê, cừu... hoặc thịt gà. "Vừa cho ăn, chúng tôi phải vừa theo dõi chúng ăn nhanh hay chậm, có bỏ ăn, uể oải hay không để phát hiện dấu hiệu bất thườngꦬ", anh ꦿPhúc nói.
Hiểu được bản tính nghịch ngợm, phá phách của loài thú nên các nhân viên như anh Phúc còn thường đưa ra các bài tập để chúng vận động. Vào mùa hè, lượng thịt nhận được anh Phúc chia một phần nhỏ để làm "kem" bữa cꦉhiều cho hổ, báo, sư tử. Ngoài kem sữa, kem hoa quả, 💟các loài thú còn được thưởng thức kem nhân thịt.
"Những cây kem cỡ lớᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn này không chỉ làm giảm nhiệt mùa hè mà còn giúp các con thú tăng cường vận động, nhờ đó tăng sức đề kháng. Nó vừa là đồ ăn nhưng cũng là đồ chơi", anh Danh Cường, phó giám đốc xí nghiệp chăn nuôi và phát triển động vật 1, vườn thú Hà Nội, cho biết.
Trong căn phòng nhỏ cho các 𒐪nhân viên ngủ nghỉ, cách chuồng hổ khoảng sân nhỏ, tủ đông hoạt động hết công suất và luân phiên làꦛm đông "kem" cho hổ, báo, sư tử và cả khỉ, gấu.
Các nhân viên cũng rải thức ăn để hổ tăng cường vận động. Video: Danh Cường
Suốt hơn 20 năm làm việc, anh Phúc cho biết𝔍 phải rất cảnh giác và tuân thủ quy định an toàn tuyệt đối, vì chỉ cần bất cẩn một gꦜiây là tai nạn sẽ ập đến. Nhìn vào vết sẹo trên tay, anh Phúc nhớ lại lần bị thương khi cho hổ ăn cách đây 13 năm.
"Nguyên tắc cho thú ăn là phải đưa cả tảng thịt để chúng lấy răng xé. Khi đó tôi cầm tảng thịt vứt qua cửa, nhưng miếng thịt bị kẹt ở chấn song nên tôi cố đẩy vào. Con hổ đói vồ nhanh như chớp, ༺móng vuốt vô tình móc xuyên bàn tay phải của tôi. Nếu không có kinh nghiệm, một người giật mình, tay yếu, có thể bị hổ lôi vào chuồng, rất nguy hiểm. Tôi khi đó phải gồng hết sức, chấp nhận vết thương rách toạc để giật tay lại", anh Phúc kể.
Sau 13 năm, vết sẹo trên tay anh Phúc đã mờ, không còn🐟 vết khâu. Với anh, công việc gắn bó với những con thú ở đây đã trở thành niềm vui mỗi ngày.