Người đàn ông 58 tuổi, được chuyểnဣ từ bệnh viện dã chiến đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên hôm 18/7 do viêm phổi nặng, thở oxy mask trên nền suy thận mạn.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên (Trưởng đoàn chi viện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho tỉnh Phú Yên) cùng hai điều dưỡng vội kiểm tra chỉ số sinh tồn, đo huyết áp, nhiệt độ. Bệnh nhân tỉnh, nói được câu ngắn, nhịp thở và mạch không quá nhanh, song độ bão hòa oxy mao mạch đầu ngón tay chỉ được 50% nên cần thở oxy dòng ca🗹o, đặt ống ��nội khí quản... Sau một giờ được hồi sức, bệnh nhân ổn định hơn nhưng vẫn trong tình trạng nguy kịch.
G𒀰ần một tuần trôi qua, các bác sĩ tiếp tục theo dõi tích cực cho ông mỗi ngày. "Chúng tôi theo dõi từng hơi thở, nhịp tim, cố gắng kéo người bệnh trở về trạng thái an toàn trước ranh giới sinh tử. Hy vọng ông ấy sớm hồi phục và chiến thắng căn bệnh", bác sĩ Nguyên nói. Bên ngoài, tiếng còi c👍ấp cứu liên tục dội về khu cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên.
Tính từ hôm 23/6 đến nay, Phú Yên ghi nhận 844 ca mắc Covid-19, trong đó hầu hết ở TP Tuy Hoà. Đây là lần đầu tỉnh xuất hiện dịch kể từ khi Covid-19 bùng phát ở nước ta vào đầu năm 2020.
Khô🅺ng đủ nguồn lực trong công tác truy vết, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm và điều trị bệnh nhân, tỉnh Phú Yên cần chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh H⛎òa, Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng...
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên tiếp nhận trung bình mỗi ngày 5-10 trường hợp nặng và nguy kịch, hiện điều trị cho 34 bệnh nhân đều thở m🧜áy không xâm nhập và HFNC. Ngoài ra, bệnh viện đang chuyển công năng thêm khu điều trị tăng cường với 20 giường bệnh, có thể tăng lên 50 giường khi số người bệnh nặng tăng nhanh.
Gần hai tuần có mặt tại điểm "nóng", bác sĩ Nguyên và các nhân viên y tế luôn tất bật quanh những bệnh nhân bất động, chằng chịt dây dợ và♏ thiết bị hỗ trợ. Nhiệm vụ của họ là theo sát nhịp thở người bệnh, hạn chế tối đa ca tử vong.
Mỗi ngày, các bác sĩ chia thành ba tua, mỗi tua 12 tiếng. Do bệnh nhân đông, tình trạng nặng, các nhân viên y tế vừa quay cuồng theo dõi monitor, máy thở, tiêm truyền thuốc, vệ sinh bệnh nhân, cho người bệnh ăn... vừa sẵn sàng hỗ trợ ép tim, hồi sức cấp cứu khi có người diễn tiến nặng, nhất là người lọc máu liên tục. Họ động viên nhau bằng ánh mắt, cái vỗ vai nhẹ để mọi người có thêm động lực đối mặt với công việc ngày càng quá 💟tải.
Từng tham gia chống dịch tại nhiều tỉnh thành, bác sĩ Nguyên cho rằng điều kiện cơ sở vật chất ở Phú Yên chưa mạnh, nhân lực bác sĩ, điều dưỡng hồi sức cấp cứu còn khá mỏng. "So với cường độ dịch năm 2020, áp lực bây giờ tăng lên gấp nhiều lần. Đây là cuộc chiến thật sự, thử thách năng lực y tế của chún🐭g ta, bao gồm cả y tế địa phương", anh nói.
Trước mắt, đoàn chi viện từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hướng dẫn và sử dụng bác sĩ ở một số chuyên ngành liên quan để đào tạo điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. Tiếp tục hỗ trợ công tác phân luồng trong bệnh viện, hướng đi cho các trường hợp nghi nhiễm Covid-19, đảm bảo giảm khả năng cho các khu vực bệnh nhân khác ít nguy cơ, xây dựng các kịch bản phát hiện ca có nguy cơ, tầm soát sàng 🌱lọc bệnh nhân. Ngoài ra, đoàn còn thiết lập Tele-ICU, hội chẩn từ xa điều trị cho các ca bệnh.
Trở về căn phòng nhỏ trong khu cách ly sau một ngày dài làm việc, bác sĩ Nguyên và mọi người vẫn tiếp tục đọc bệnh án, nghiên cứu các ca bệnh nặng đang điều trị. Hôm nay, một bệnh nhân nữ đã thôi thở máy và rút nội khí quản lần ha🌟i, sau 3 tuần điều trị.
"Áp lực nơi tuyến đầu chống dịch chưa bao giờ ngớt. Mỗi ngày trôi qua, cứu sống thêm một ca hay chứng kiến nhiều bệ💜nh nhân chuyển nhẹ, xuất viện là chúng tôi thấy hạnh phúc. Niềm tin chiến thắng đại dịch cũng nhân lên nhiều phần", bác sĩ Nguyên nói.
Theo Tiến sĩ Đỗ Thái Hùng (Viện trưởng Pasteur Nha Trang, Tổ trưởng Công tác chống dịch khu vực miền Trung của Bộ Y tế), khi Phú Yên phát hiện ca nhiễm đầu tiên, các chuyên gia của Viện và nhiều đơn vị liên quan khác đã lập tức chi viện về điều tra dịch tễ, truy vết, xét nghiệm, hiệu chỉnh tran🔯g thiết bị, xử lý môi trường... Năng lực xét nghiệm lúc đó của Phú Yên hầu như không đáng kể, trong khi tình hình cấp bách tính theo ngày. Viện Pasteur liên tục khuyến nghị Phú Yên phải chủ động theo nguyên tắc 4 tại chỗ như Chính phủ và Bộ Y tế khuyến cáo.
Những ngày qua, Viện Pasteur hỗ trợ Phú Yên thiết lập các phòng xét nghiệm, đào tạo, tập huấn đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm. Hiện, tỉnh đã có 7 máy xét nghiệm RT-PCR, gồm 5 máy tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), 2 ở bệnh viện tỉnh. Ngoài ra còn một phòng xét nghiệm lưu động của Hội Thầy thuốc trẻ. Năng lực xét༺ nghiệm của Phú Yên mỗi ngày đạt 2.000 mẫu đơn, nếu gộp mẫu có thể lên 20.000.
"Năng lực điều trị hiện nay tạm thời cố gắng đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, nếu số ca tăng đột biến trong thời gian tới thì phải có các biện pháp quyết liệt mới có thể đáp ứng tình hình được", Tiến sĩ Đỗ Thái Hùng nói và cho biết tỉnh cần các giải pháp căn cơ như phân tuyến rõ ràng, đầu tư máy móc, trang thiết bị chuyên biệt, thành lập các đội điều trị Covid-19 với việc huy động nhân viên y tế từ các bệnh viện khác trong tỉnh để hỗ trợ, thay thế trong tình huống đặc biệt; kết nối với các bệnh viện🌺 Trung ương để tập huấn, học hỏi.
Để việc xét nghiệm chủ động và bền vững, Ban chỉ 🐷đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Phú Yên cần lập kế hoạch mua trang thiết bị, máy moc, sinh phẩm và vật tư tương ứng vì ꦗtoàn bộ dàn RT-PCR hiện nay là đi mượn hoặc được tài trợ. "Việc mở rộng xét nghiệm ra các bệnh viện đa khoa khu vực cũng là vấn đề tỉnh cần chủ động đề ra trong tình huống phức tạp hơn", ông Hùng nói.
Thùy An - Xuân Ngọc