Tim có 2 buồng bơm chính: tâm thất phải và tâm thất trái. Tâm thất phải lấy oxy và gửi máu đến phổi. Tâm thất trái lớn hơn và mạnh 🌳hơn sẽ bơm máu giàu oxy đến các bộ phận khác trên cơ thể. Mỗi bên gây ra một tình trạng suy tim khác nhau.
Suy tim bên trái phổ biến hơn suy tim bên phải. Người bị suy tim൩ bên trái, tim thường mất một số khả năng bơm máu đến cơ thể. Không có oxy, các mô và cơ quan trọng trong cơ thể không hoạt động tốt và bắt đầu mất chức nă꧟ng. Bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tắc nghẽn phổi, dẫn đến suy hô hấp.
Một số bệnh lý gây ra tình trꦯạng suy tim bên trái, bao gồm:
Huyết áp cao: Tăng huyết áp mạn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim tâm trương. Khi người bệnh bị cao huyết áp trong một thời gian dài, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp💖 cơ thể. Kết quả, trái tim trở nên cơ bắp và cứng hơn. Nó ảnh hưởng đến khả năng thư giãn giữa các nhịp đập, gây suy tim bên trái.
Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao có thể gây xơ cứng mạch máu. Xơ cứng mạ🐻ch máu ép tim phải làm việc nhiều hơn, các cơ d𓄧ày lên.
Bệnh động mạch vành: Tắc nghẽn khiến máu chảy qua tim í💞t hơn. Lưu lượng máu đến tim rất thấp có thể dẫn đến cái chết của các tế bào cơ tim (thiếu máu cục bộ). Một khi các tế bào cơ tim chết, việc thư giãn của trái tim không thể diễ🐻n ra như bình thường.
Bệnh màng ngoài tim: Chất lỏng xung quanh tim quá nhiều có thể gây chèn ép màng ngoài tim. Lớp bao phủ bên ngoài dày lên trên tim được g♓ọi là co thắt màng ngoài tim. Cả 2 tình trạng này đều có thể khiến tim không thể lấy đầy máu, nguy cơ suy tim cao.
Béo phì: Chất béo đệm xung quanꦦh tim tăng lên khiến tim phải làm việc nhiều hơn, nguy cơ suy tim của người béo phì cao hơn người bình thường nhiều lần.
Lối sống ít vận động: Những người lười💧 vận động, ít hoạt động thể dục thể thao có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, bệnh động mạch vành, béo phì cao. Trong khi những tình trạng sức khỏe này đều tạo điều kiện cho tình trạng suy tim bên trái phát triển.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Ngưng thở khi ngủ dẫn đến 🌺một loạt các thay đổi phức tạp trong cơ thể. Một số thay đổi này bao gồm tăng huyết áp, giảm lượng oxy cung🍌 cấp cho tim, tăng hoạt động của hệ thần kinh. Những thay đổi này gây ra các rối loạn giữa cung và cầu oxy, khiến người bệnh có nguy cơ cao bị suy tim bên trái, suy tim bên phải và các bệnh lý khác.
Ngoài ra, một số bệnh tim khác cũngꦫ có thể khiến tâm thất dày lên gây suy tim như hẹp động mạch chủ (hẹp van độnꦫg mạch chủ), bệnh cơ tim phì đại.
Các triệu chứng của suy tim trái bao gồm🔯 tức ngực, mệt mỏi, khó thở, đặc biệt là khi g🥀ắng sức, khó thở khi nằm, thức dậy vào ban đêm, nhịp tim đập nhanh hoặc không đều, sưng bàn chứng, mắt cá chân, phù chân, tăng cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn, ho dai dẳng hoặc thở khò khè.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm chậm sự tiến triển của suy tim trái. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, suy tim bên trái 💞có thể gây ra các biến chứng như bệnh 👍thận, bệnh gan, đau tim.
Anh Chi (Theo Very Well Health)