"Tiền nhà ba triệu sáu đã trễ một tuần. Tôi hẹn ngày mai trả đủ nhưng giờ chỉ có vài trăm nghìn đồng. Hôm nay đi dọ🏅n nhà thuê được 350 nghìn đ𓄧ồng nhưng lúc chiều đã trả góp 200 nghìn cho khoản vay nóng sáu triệu. Đóng trễ một ngày là phạt 100 nghìn, trễ hai ngày tăng gấp đôi", ông bố ba con liệt kê một tràng dài những khoản tiền đang "thúc vào lưng".
Mấy ngày trước, có hôm cả nhà còn đúng 50 nghìn đồng nhưng anh cũng không tìm đến chỗ phát cơm từ thiệꦿn vì nghĩ suất ăn đó dành cho người khó khăn hơn, mình còn sức khỏe nên đi lao động để có thu nhập.
Ngược về thời cách đây chừng một năm rưỡi, anh Huỳnh Văn Bình, 35 tuổi, có lẽ không bao giờ nghĩ một lúc nào đó gia đình mình lại lâm vào cảnh khốn cùng đến mức này. Vốn là một nhân viên cung ứng hàng hóa cho tàu du lịch, lại có thể giao tiếp cơ bản được ba ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Thái và Philippines nên thi thoảng anh còn làm một hướng dẫn viên du lịch tự do. Trước khi Covid -19 xuất hiện, có những ngày Bình kiếm được vài triệu đồng. Vợ anh cũng là công nhân cho một hãng giày da. Gia đình năm người sống trong căn nhà thuê nhưng rộng rãi và đủ ಞtiện nghi ở quận Gò Vấp.
Covid -19 xuất hiện khiến mọi thứ đảo lộn. Ngành du lịch đóng băng, anh Bình thất nghiệp. Người đàn ông cũng sớm xoay hướng khác để gồng gánh gia đình bằng cách chuyển sang phụ hồ, lúc đi dọn nhà tಌhuê. Để bớt chi tiêu, gia đình anh dọn sang căn trọ nhỏ hơn. Đồꩵ đạc trong nhà lần lượt "đội nón ra đi" và cuối cùng là chiếc xe máy của vợ cũng bị mang đi cầm đồ để xoay xở tiền ăn học cho ba đứa con.
Giữa lúc ấy, vợ anh Bình cũng bị cho nghỉ vì công ty không có việc, thiếu thốn càng thêm thiếu thốn💎.
Năm ngoái, kཧhi đứa con gái út đang học lớp hai, dù bé đã được nhà trường miễn toàn bộ các khoản đóng góp, chỉ còn tiền ăn bán trú nhưng vợ chồng anh vẫn không 🦹xoay nổi. Nợ đến tháng thứ ba, anh tạm cho con nghỉ học ít hôm với lý do ốm để vay mượn nhưng không được. Con bé bị bố mẹ cho nghỉ học.
"Cả năm nay, bé út thường theo tôi ra quán ăn phụ rửa chén. Có hôm thấy con theo mình cực quá, tôi "nhốt" con ở nhà trọ, đi làm trong thấp thỏm. Về tới ෴nhà thấy con vẫn an toàn, ngủ say mà nướ♑c mắt tôi chảy dài", chị Hồng Chi, 36 tuổi vợ anh Bình kể.
Tuy nhiên, điều vợ chồng anh Bình lo nhất là nếu vẫn chưa tìm được việc làm ổn định, năm học mới con gái út sẽ phải ở nhà thêm một năm, trong🌌 khi tiền học phí của cậu con trai lớn năm ngoái vẫn💦 còn nợ trường.
Con gái út nhà anh Bình còn có thể theo mẹ đi phụ rửa chén còn chị🍷 Trần Thị Thương, 33 tuổi, phải lên Facebook cầu cứu cộng𝓰 đồng, xin sữa cho cô con gái 11 tháng tuổi.
Mẹ con chị Thương đan💦g ở trọ trên đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp. Vốn là trưởng phòng thiết kế của một thương hiệu đồ lót có tiếng ở Sài Gòn, sau khi nghỉ làm công ty, chị mở một xưởng may với chục nhân công ở quận 12. Đại dịch ập đến, đơn hàng trong nước꧂ bị cắt giảm, đơn hàng nước ngoài không xuất đi được, chị Thương không trụ nổi đành dẹp xưởng lớn, xuống làm xưởng nhỏ.
Từ ngày mang thai, không thể làm nhiều, chị Thương chỉ nhận hàng may gia công tại nhà, thu nhập đủ lo cho hai mẹ con. Nhưng từ đầu năm nay, phần con nhỏ, phần tình hình dịch diễn biến phức tạp nên bà mẹ trẻ không làm ra tiền. Khi tiền dành dụm cạn cũng là lꦯúc Gò Vấp thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16. Trước giờ "phong tỏa", trong người bà mẹ trẻ chỉ còn 30.000 đồng. Những người bạn chỉ kịp mang đến cho hai mẹ con ít gạo, rau củ và thịt gà, chị để dành nấu cháo cho con, còn🐻 mình thì cứ mì gói qua ngày. Được ít hôm, lon sữa của con đã cạn đáy. Trằn trọc suốt đêm, hôm sau, chị đăng tin lên một nhóm mạng xã hội của người Gò Vấp xin sữa cho con.
"Tôi mồ côi mẹ từ năm một tuổi, năm ba tuổi thì bố mất phải nương nhờ nhà họ hàng. Vào S𝄹ài Gòn học đại học rồi❀ tự lập sớm nhưng chưa lúc nào bế tắc như lúc này", bà mẹ đơn thân nói.
Sau lời cầu cứu, người Sài Gòn từ khắp nơi đã gửi cho chị Thương số tã, sữa đủ cho cháu bé dùng trong hơn hai tháng. Thấy chị có nghề thiết kế, một người đã gửi vải đến để chị ra rập rồi may hàng mẫu cho mình. Gò Vấp vừa hết đợt giãn cá🔯ch, chị Thương bế con đi ký một hợp đồng gia công quần áo ở Bình Dương.
Nhưng vừa về đến nhà, chị nghe tin Bình Dương có thêm ca nhiễm Covid-19 còn cô con gái bỗng dưngജ lên cơn sốt cao. Chị tính đến sáng nếu con không hạ sốt sẽ mang đi viện nhưng vét túi chỉ còn non trăm nghìn. Bà mẹ trẻ đành 🌃nhắn tin đến những người quen hỏi mượn thêm vài trăm nghìn đồng dằn túi.
"Tôi còn trẻ, có sức khỏe và có nghề nghiệp, nên chỉ cần dịch được kiểm soát thì tôi có thể sống được", chị Thương nói, ánh mắt bỗng sáng lên khi mở điện thoại đọc báo thấy tin𝕴 thành phố sẽ có gói hỗ trợ lao động thất nghiệp, ảnh hưởng bởi ꩲCovid-19.
Đã gần 10 giờ đêm, anh Bình kết thúc một ngày dọn nhà trở về. Nhớ lại l💜úc sáng tránh mặt chủ nhà, nằm nín thin trên gác chẳng dám xuống mở cửa, người đàn ông nghĩ đến chuyện sáng mai sẽ cầm nốt chiếc xe máy của mình để trả🥂 tiền phòng rồi đi làm bằng xe buýt.
Trước khi rẽ vào c🎶on hẻ🤡m quen thuộc, anh bỗng ngoặt trở ra. "Tôi cố chạy một vòng xem ai cần đi xe ôm hay có chỗ nào cho gạo thì vào xin", anh nói rồi vặn thúc ga chạy một mạch, chiếc áo khoác bay nghe tiếng phành phạch trên đường vắng.
Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Chủ tịch UBND phường 8, quận Gò Vấp (nơi gia đình anh Bình đang ở trọ) chia sẻ: "Từ đầu mùa dịch đến giờ,𓂃 phường đã hỗ trợ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Riêng anh Bình có thể tổ trưởng tổ dân phố chưa nắm được để báo cáo lên hoặc khi phường phố biến các chính sách hỗ trợ a൲nh ấy không biết để liên hệ nhận giúp đỡ. Tuần trước, anh Bình đã nhận được một phần quà để xoay sở qua mùa dịch này".
*Tên một số nhân vật đã được thay đổi.
Diệp Phan