Chàng trai 32 tuổi ở quận Thanh Xuân, Hà Nộꦓi nói đồ uống có cồn không giúp giải quyết vấn đề nhưng lại khiến bản thân tạm quên thực tại. Thức dậy, Huy tạm gác lại âu lo, tự cân bằng cảm xúc và trở lại guồng quay cuộc sống.
Ngày mới đi làm, chàng trai này từng chia sẻ mọi thứ với bố mẹ, nhưng khoảng cách thế hệ, trái ngược quan điểm sống khiến lời♍ tâm sự thành cuộc đối đầu. Với bạn bè, tâm lý sợ mất thể diện; lo tâm sự thầm kín của bản thân bị đưa ra bàn tán, trở thành điểm yếu; hay cảm giác tự ti mỗi khi thấy những người xung quanh liên tục khoe thành tí𝓰ch, tài sản càng khiến Huy ngại bày tỏ. Còn khi có bạn gái, thể hiện những điểm mềm yếu trước người yêu lại khiến anh cảm thấy mất đi bản lĩnh đàn ông, cuộc tình dễ tan vỡ.
"Tôi luôn muốn được chia sẻ, tìm người được trút bầu tâm sựꦰ nhưng lại sợ những đánh giá từ tứ phía. Tôi chẳng khác nào một con ngဣựa độc hành lầm lũi tiến về phía trước", Huy nói.
Nhậ𝄹n tin nằm trong danh sách nhân viên bị cắt giảm đầu năm 2024, Đức Duy ở Hải Dương không dám nói với bất kỳ ai, kể cả vợ con. Dù nghỉ việc, ban ngày người đàn ông 40 t🍎uổi vẫn vờ đi làm, sau ra quán nước ngồi tìm việc do không muốn người thân lo lắng.
Từ nhỏ, Duy được d🦩ạy đàn ông là trụ cột gia đình, cần phải mạnh mẽ, cứng rắn, tự giải quyết khó khăn, cấm than phiền. Chính tư tưởng đó nên từ ngày đi học anh đã ít chia sẻ khó khăn với những người xung quanh, tránh mất hình tượng. Đến khi kết hôn, sinh con, sợ vợ phiền lòng, người này càng kiệm lời, chỉ nhắc về những thành tích của bản thân. Từng tìm đến bạn bè để giãi bày nhưng người đủ thân thiết dễ mở lời đều có công việc riêng hoặc làm ăn xa xứ. Các mối quan hệ xã giao lại không ti🗹ện chia sẻ, dễ bị lấy sự thất bại của bản thân ra chế giễu.
"Dù buồn cũng phải cố tỏ ra mạnh mẽ, hoang mang hay lo sợ cũng không được thể hiện ra bên ngoài. Thậm chí muốn khóc cũng phải đợi vợ con ra ngoài hoặc trốn đến nơi không ai thấy bởiꦍ đàn ông là phải thế", người đàn ông 40 tuổi nói.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương ở Hà Nội, cho biết V💮ăn Huy hay Đức Duy là trường hợp điển hình của chứng cô đơn ở nam giới. Các triệu chứng thường thấy như mất kết nối bạn bè, gia đình, luôn cảm thấy buồn, u uất, mệt mỏi, muốn được trò chuyện nhưng không biết chia sẻ với ai.
"Cô đơn xuất hiện ở mọi giới nhưng đàn ông sẽ khó khăn hơn do chịu áp lực phải mạnh mẽ, chuẩn 'men' n♚ếu không muốn bị chỉ trích. Tuy nhiên, việc không chia sẻ khía cạnh ủy mị càng khiến họ tự cô lập chính mình𒁏", bác sĩ Hồng Thu nói.
Nghiên cứu Nam giới và nam💜 tính của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) công bố năm 2020 cũng chỉ ra điều tương tự. Khảo sát gần 3.000 người trong độ tuổi 18-64 tại bốn tỉnh thành phố Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa và Hòa Bình, gần 18% nam giới thành thị cảm thấy cô đơn, lạc lõng, con số này ở nông thôn là hơn 13%.
Trung tâm khảo sát đời sống thuộc V💧iện Doanh nghiệp Mỹ cũng công bố, năm 1990 có 55% đàn ông Mỹ cho biết có ít nhất 6 người bạn t🍌hân, đến năm 2021 giảm còn 27%. 15% nam giới nói không có bạn thân, tỷ lệ này ở nữ là 10%.
Chuyên gia văn hóa Ng🍎uyễn Ánh Hồng, nguyên giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhận thấy sự cô đơn của nam giới Việt ngày càng rõ rệt, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một là định kiến đàn ông là trụ cột gia đình, chia sẻ﷽ thế giới nội thâm phức tạp dễ bị coi mềm yếu, nhu nhược. Hai là áp lực phải cạnh tranh, thành đạt và có sự nghiệp khiến nam giới vô tình trở thành đối thủ của nhau thay vì tương trợ cùng phát triển. Ba là khoảng cách thế hệ khiến bản thân khó chia sẻ với con cháu. Và cuối cùng là khi phụ nữ chuyển từ nội trợ sang tham gia thị trường lao động cũng khiến mối bận tâm chỉ xoay quanh chồng con dần thay đổi.
"Những điều này vô tình làm giảm sự kết nối và khiến nam giới bị cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến s🌜ức khỏe thể chất và tinh thần", bà Hồng nói.
Nhiều kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học tâm lý Mỹ chỉ ra sống với cảm giác cô đơn, biệt lập khiến nam giới có nguy cơ mắc bệ൩nh tim mạch, mất trí nhớ, đột quỵ, trầm cảm, lo lắng và tử vong sớm. Bên c✃ạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến nam giới tự tử nhiều hơn phái nữ là do trải qua những đợt sóng ngầm từ trong tâm hồn.
Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu cũng cho biết việc xã hội coi việc thể hiện cảm xúc là đặc quyền của phụ nữ đã vô tình ép đàn ông phải chối bỏ hoặc giấu đi sự n💙hạy cảm mà tự nhiên ban cho. Họ không dám tìm kiếm sự giúp đỡ, e ngại gặp bác sĩ điều trị. Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cũng ít tiếp nhận các trường hợp bệnh nhân nam đến khám tâm lý vì sợ đàm tiếu. Một số trường hợp được phát hiện đã mắc trầm cảm, lo lắng, rối loạn giấc ngủ. Nếu kéo dài dễ dẫn đến hậu quả không mong muốn, cần có sự can thiệp của bác sĩ.
Như với Văn Huy, cảm giác không được thấu hiểu, sẻ chia khiến anh xa cách các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là gia đình. Từ một con người hoạt bát, năng động chàng trai 32 tuổi nay chìm đắng trong những suy nghĩ tiêu ಞcực, mệt mỏi kéo dài, thường sử dụng thuốc an thần hoặc rượu, bia để dễ ngủ. Dù lạm dụng đồ uống có cồn cũng khiến sức khỏe của Huy giảm sút, chứng đau dạ dày tái phát và gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Không ít lần anh bị cấp trên khiển trách vì làm việc thiếu tập trung.
Còn Đức Duy, dồn nén cảm xúc trong thời gian dài khiến anh trở nên cáu kỉnh, hay xích mích với vợ con bởi những lý do vụn vặt. Sự thiếu kếtꦓ nối với người thân cũng khiến anh hình thành tâm lý xa cách, từ chối bày tỏ tình cảꦅm. Không ít lần người đàn ông 40 tuổi nảy suy nghĩ đợi các con trưởng thành sẽ ly hôn do không thấy sự hòa hợp với vợ.
"Tôi đang gồng mình để đảm đương trách nhiệm là trụ cột gia đìn🍌h, nhưng ngược lại không ai cố gắng tìm hiểu tôi nghĩ🥂 gì, cần gì hay có một câu hỏi thăm", anh Duy kể.
Để tránh những hậu quả ngoài ý muốn, bác sĩ Hồng Thu khuyên nam giới nên học cách mở lòng, tập chia sẻ với 🍌bạn bè, người thân và gạt bỏ những định kiến đang áp đặt lên phái mạnh.
Riêng với người ngại giao tiếp trực tiếp, thạc sĩ Lê Anh Tú, giảng viên Khoa Quan hệ công chúng - Truyền thông, Trường ĐH V🍬ăn Lang, TP HCM, gợi ý 𝕴nên tìm các hội nhóm trên mạng xã hội và thử chia sẻ dưới hình thức ẩn danh.
Khảo sát của VnExpress cho thấy trên mạng xã hội có hàng chục hội nhóm chia sẻ tâm sự thầm kín của đàn ông cho đến cộng đồng trao đổi thú chơi cho nam giới. Nhóm đông nhất có gần 170.000 thành viên, trung bình mỗi ngày có 10 bài viết mới, chủ yếu tâm sự về các vấn đề trong công việc, chuyện tình cảm hay đời sống 🦩gia đình.
"Tuy nhiên, mỗi cá nhân nên cân bằng thời gian trên mạng xã hội và duy trì các mối quan hệ thực tế. Bởi không gian ảo chỉ là bước đệm để bạn học cách chia sẻ và mỗi người cần phải tự phá vỏ bọc để bước꧙ ra", thạc sĩ Lê 💙Anh Tú nói.
Còn nếu thử mọi biện pháp nhưng không hiệu quả, bản thân mất hứng thú với mọi việc hoặc có suy nghĩ tiêu cực, bác sĩ Hồng Thu khuyên nam giới nên tìm♔ đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, trợ giúp.
Quỳnh Nguyễn