Ngược sông Thị Vải đến sông Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu), chơ vơ giữa lòng sông là trạm khoan địa chất của Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast).♎ Gọi là trạm nhưng chỉ có h🐻ai chiếc ghe ghép với nhau thành chỗ cho các kỹ sư, công nhân làm việc.
Tại đây, một giàn giáo cao vút được dựng lên đỡ lấy ống khoan thăm dò địa chất. 6 kỹ sư, công nhân đang miệt mài đưa ống khoan xuống đáy sông Cái Mép lấy từng mẫu đất về p🐓hân tích thiết kế xây dựng cảng. Sóng ào ạt xô làm trạm khoan nghiêng ngả, nhưng những người thợ vẫn thản nhiên làm việc. Những bóng người bé nhỏ lọt thỏm giữa mênh mông của sóng nước.
Những công nhân, kỹ sư Portcoast làm việc ở trạm khoan địa chất trên sông Cái Mép, Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
Bờ bên này sông Cái Mép đã được phát quang để chuẩn bị ꦍxây dựng cảng, chỉ còn trơ những gốc đước, gốc dừa. Xa tít bờ bên kia là hàng cây xanh ngắt của rừng dự trữ sinh quyển 🌠thế giới Cần Giờ. Nhìn ngút tầm mắt ra xung quanh, không thấy bóng dáng một ngôi nhà hay căn chòi nào.
Một công nhân chỉ tay về phía chiếc tàu đậu cách trạm chừng 100 m, đó là nơi ăn, chốn ngủ của họ. Các anh kể đêm ở đây buồn hiu,🅷 chẳng có gì ngoài sóng và gió. Làm xong việc, bấy nhiêu con người chỉ biết ngồi lặng lẽ, kể nhau nghe câu chuyện về gia đình, người thân. Đôi khi chưa kể xong, nỗi nhớ nhà đã len vào lòng mọi người, thế là ai cũng im lặn🎶g, mặc cho suy nghĩ mỗi người đuổi theo những nỗi niềm riêng…
Khu vực cảng trên sông Thị Vải - Cái Mép (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch theo hướng chú trọng phát triển thành cảng chính, làm cửa ngõ giao lưu thương mại, kinh tế và động lực phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo đó, đến năm 2020, dọc Thị Vải - Cái Mép sẽ đầu tư thêm 25 cảng, trong đó giai đoạn đến năm 2010 xây dựng 10.703 m cảng và đến năm 2020 xây dựng 2.850 m cảng. Hầu hết các cảng này do các tập đoàn hàng đầu thế giới về khai thác cảng đầu tư xây dựng như: Hutchison (Hong Kong), PSA (Singapore), SSA (Mỹ), Posco (Hàn Quốc), Maersk (Đan Mạch). |
Ba ngày một lần, các anh lại chèo thuyền đến nhà dân gần nhất cách đó hơn 3 km để mua thức ăn và vật dụng cần thiết. “Khổ nhất là ngày mưa gió bão bùng, sóng quất vào thân ghe ràn rạt, mưa tạt đến tận chỗ ngủ khiến anh em không tài nào chợp mắt...”, anh Trần Văn Hiệp, kỹ sư ✱địa chất, tâm sự.
Tiếp tục theo sông Thị Vải sẽ tới nơi có lòng sông sâu nhất VN - 61 m. Tại đây mặt sông mở ra thênh thang như biển lớn. Anh Phạm Anh Tuấn, Giám đốc dự án Portcoast, nhớ lại cách đây 20 năm, k🌄hi đi khảo sát cho dự án tổ hợp hóa dầu Thành Tuy Hạ, các anh phát hiện lòng sông này sâu hơn 60 m, rất thuận lợi cho tàu 80.000 tấn cập cảng. Từ đó Portcoast cùng các cơ quan chức năng nghiên cứu lập quy hoạch phát triển hàng loạt cảng dọc tuyến sông Thị Vải - Cái Mép cho những tàu biển lớn cập cảng.
“Độ sâu của sông Cái Mép là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới, vì không phải nơi đâu cũng có dòng sông sâu lý tưởng để xây dựng cảng như thế này”, anh Nguyễn Quang, Phó phòn𝐆g địa chính và tin học Portcoast, nói. Năm nay mới 27 tuổi, nhưng anh Quang đã có hơn 5 năm trong nghề và từng đi khảo sát lòng sông từ khắp các tỉnh miền Trung đến Cà Mau.
Đi nhiều nên bây giờ các anh đã rành rẽ lắm về độ sâu của từng dòng sông, đoạn sông, nhất là ở miền Nam. Lúc trước, khi chưa có trạm thu sóng vệ tinh thì việc đo độ sâu lòng sông rất vất vả, mất hàng tháng mới đo xong một đoạn sông, sau đó lại mất thêm cả năm trời để tổng hợp số liệu. Bây giờ thì khác, có máy móc hiện đại nên ghe đi đến đâu là trạm thu sóng tự ꩵđộng đo và ghi lại độ sâu ở đó.
(Theo Tuổi Trẻ)