Tình nguyện viên của Good Nanum chuẩn bị tang lễ miễn phí cho ông Seol v🅷ì 🅘không có người nhà tới nhận xác.
"Nói thật lòng, những người sống cô đơn một 🎃mình có lẽ sẽ hạnh phúc hơn🍎 khi chết. Khi rời bỏ kiếp sống này, tôi muốn họ biết rằng mình không cô đơn, có người vẫn lo lắng cho họ", Park Jin-Ok, giám đốc tổ chức Good Nanum cho biết.
Chết không ai hay
Theo lời ông Park, "lễ tang là nguyện vọ🅘ng cuối cùng của người chết", những người sống khắc khổ và cô đơn giống như ông Seol, người viết cẩn thận số điện thoại của ông trong sổ tay để ít nhất khi ông qua đời, có người tổ chức tang lễ cho mình.
Gần một n🧸ửa dân số Hàn Quốc trên 65 tuổi đang sống trong cảnh đói nghèo và gần hai phần ba số đó chết mà không có người nhà đưa tiễn. Hệ thống an sinh xã hội 🦩còn hạn chế tại Hàn Quốc, một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới tính theo GDP. Hạt nhân gia đình truyền thống đang tan rã, khiến nhiều người nghèo cao tuổi phải sống cảnh không có con cháu chăm sóc.
Những tổ chức phi chính phủ, nhà thờ, các nhóm tình nguyện vì cộng đồng, đã thay thế vai trò của người nhà để 🧸lấp khoảng trốn🌼g này.
Good Nanum chỉ hoạt động tại Seoul. Nhóm tổ chức 4 đám tang miễn phí một tuần. Ông Park cho biết số lượng người cao tuổi chết mà không có gia đình hay bạn bè đưa tiễn đang ngày một g🥀ia tăng.
"Sống đã khó mà na🍌y chết cũng là cả vấn đề", ông Park nhận xét. "Hãy nhìn cách một người kết thúc cuộc đời thế nào 🐻sẽ phát hiện xã hội đối xử với người đó ra sao khi còn sống".
Tỉ lệ tự sát cao đáng hổ thẹn
Sống trong cảnh nghèo đói và cô đơn nên không có gì đáng ngạc nhiên khi phần đông người già mắc bệnh trầm cảm. Tỉ lệ người cao tuổi tự tử ở Hàn Quốc cũng cao nhất trong số 39 quốc gia thành viên OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kꩵinh tế).
"Nhiều chuyện nảy sinh khi họ sống một mình. Họ ăn uống không đủ dinh dưỡng, phải chịu cảnh cô đơn trong thời gian dài. Vì thế, họ tự sát để đỡ trở thành gánh nặng", Yang Seoung-Jo, chủ tịch Ủy ban Sức khỏe và Phúc lợi quốc gia Hàn Quốc nói, gọi đây là điều "đáng hổ 🍌thẹn".
Để ngăn ngừa tình trạng này, tổ chức Giám sát Tự tử đã được thành lập. Ông Kim Byung-Gook, một tình nguyện viên 83 tuổi trong nhóm hoạt động Eunpyeong, ngoại ô Seoul. Ông dò tên những ngườiܫ già neo đơn trong dữ liệu đăng ký của chính quyền rồi mỗi ngày gọi điện nói chuyện với họ hai lần, đến thăm hàng tuần.
"Bằng cách này, chúng tôi khiến họ cảm thấy bớt cô đơn. Khi sống cô đơn một thời gia🎃n, người ta sẽ bắt đầu tự hỏi tại sao ta có mặt trên đời này. Một khi xuất hiện những ý nghĩ này, ta có thể làm ra những điều cực đoan", ông Kim nói.
Làm việc đến chết - bi kịch của người già Hàn Quốc:
Hơn ai hết, ông hiểu rõ cảm giác này bởi ông cũng sống một mình trong nhà trọ vì không muốn làm phiền 5 đứa con. Ông được chính quyền tr💙ả lương 180 USD một tháng cho công việc giám sát người tự tử này.
Để khắc phục vấn đề người già neo đ🌊ơn, tỉnh Gyeonggi đã thí điểm chương trình Nhà Cẩm chướng, một trung tâm cộng đồng cho người cao tuổi vào năm 2013. Tại đây, những người già neo đơn có thể nấu nướng, ăn ngủ và chăm sóc lẫn nhau. Họ cũng có thể tìm việc làm ở đây, ví dụ như bóc tỏi với tiền lương 4 USD một túiඣ.
Đây là một giải pháp hiệu quả với những người sức khỏe kém nhưng vẫn🧜 muốn tự lập như cụ🌊 Oh Geum Yong, 82 tuổi.
"Nếu tôi vào trại dưỡng lão sẽ là một gánh nặng cho con🧜 cái vì chi phí ở đó rất ꩵđắt. Tôi thì mất tự do và không thể sống theo cách mình muốn", bà nói.
Nhiều tỉnh thành khác đã noi gương tỉnh✱ Gyeonggi và hiện có hơn 120 nhà cộng đồng tương tự đượܫc mở ra tại Hàn Quốc.
Xếp hàng dài trong gió rét chờ bữa ăn miễn phí
Ngoài việc cung cấp sự kết ☂nối, các nhóm tình nguyện cũng mở ra൩ bếp ăn từ thiện khắp cả nước, cung cấp bữa ăn miễn phí cho người già neo đơn.
Hiệp hội Tình nguyện Quốc gia đang điều hành 🃏26 bếp ăn từ thiện. Mỗi ngày, có hơn 6.000 người cao tuổi được cung cấp các bữa ăn nóng hổi gồm súp xương bò, kim chi, cơm n🌠ắm và bánh thạch ngô.
Có cụ đi xa tới hơn hai tiếng mỗi✤ ngày để lấy thức ăn và có bạn trò chuyện. Thỉnh thoảng, có người lại phải quay về vì hết thức ăn. Một buổi sáng rét mướt gần công viên Jongmyo ở Seoul, nhiệt độ -10 độ C, dòng người xếp hàng đã vài tiếng chờ bếp Thiên Thần mở cửa.
Chỉ có các cụ từ 70 tuổi trở lên mới được phát thức ăn miễn phí. Trong khi nhiều cụ ăn nhanh rồi rời đi, thì một số người vẫ♍n nán lại trò chuyện với bạn đồng lứa và các tình nguyện viên, theo Lee Hyun Mee, giám đốc hiệp hội.
Tuy 𒁏nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng giao tiếp vඣới họ.
"Các cụ đã ở một mình quá lâu nên không giỏi biểu đạt bản thân", Lee nói. "Khi chúng tôi định xoa bóp cho họ, có người đã hét 𝄹lên giận dữ hỏi chúng tôi muốn làm gì".
"Nếu không có ý thức trách nhiệm về việc tình nguyện, việc này không dễ làm. Chúng tôi làm việc nhiều giờ hơn so với những người laoꦰ động bình thường, 💟có điều, chúng tôi luôn tâm niệm phải sẵn lòng phục vụ cho họ và thế là chúng tôi có mặt ở đây".
Giống như Bếp Thiên Thần, một số nhà thờ ở Seoul cũng cố gắng hỗ trợ người già🍃 neo đơn. Ít nhất 100 nhà thờ đăng ký phát cơm từ thiện một tuần một lần. 400 người xếp hàng chờ suất cơm trị giá 1,5 USD, gồm một quả trứng và một phần bánh gạo.
Giám đốc Lee cho biết cô rất vui mỗi khi cꦗó cụ cảm ơn tình nguyện viên.
"Họ đã sống cuộc đời đầy khó khăn và cô đơn. Tất cả những gì họ 🔴nói là 'cảm ơn' khi rời đi", Lee nói. "Hồi bé, tôi sống cùng bà. Tôi luôn hối tiếc vì không chăm sóc tốt cho bà khi cụ còn sống. Vì thế, tôi lấy việc chăm sóc những cụ già này như thể đang chăm sóc bà tôi".
Hồng Hạnh